Thứ Năm, 29/01/2015 08:32

Quy hoạch xây nhiều nhà máy nước và xử lý nước thải tại ĐBSCL

Chính phủ đã quy hoạch xây dựng ba nhà máy cấp nước với tổng công suất 4,2 triệu m3/ngày đêm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tăng năng lực cấp nước, xử lý nước thải toàn vùng giai đoạn 2015-2020, đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thông tin trên được bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ cho biết tại cuộc họp với đại diện Bộ Xây dựng về xây dựng hệ thống cấp nước và xử lý nước thải tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tổ chức tại Cần Thơ chiều 28/1.  Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020, vùng đồng bằng sông Cửu Long có ba nhà máy cấp nước mang tên Sông Hậu 1, Sông Hậu 2, Sông Hậu 3 sẽ được xây dựng.

Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng

Nhà máy nước Sông Hậu 1 được xây dựng tại Cần Thơ, có công suất giai đoạn 1 là 500.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 là 1 triệu m3/ngày đêm, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất tại thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, vùng hành lang Tây sông Hậu; đồng thời hỗ trợ cấp nước cho các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh.

Nhà máy nước Sông Hậu 2, sẽ được xây dựng tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, công suất giai đoạn 1 là 1 triệu m3/ngày đêm, giai đoạn 2 là 2 triệu m3/ngày đêm, cấp nước cho thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và một phần tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu.

Nhà máy nước Sông Hậu 3 được xây dựng tại thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, công suất giai đoạn 1 là 200.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 là 500.000m3/ngày đêm, cấp nước cho các tỉnh An Giang, Kiên Giang.

Cùng với đó, từ nay đến năm 2020 thành phố Cần Thơ xây dựng bốn nhà máy xử lý nước thải, tổng công suất xử lý 86.000 m3/ngày đêm; thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) xây dựng ba nhà máy xử lý, tổng công suất 34.500 m3/ngày đêm; thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) xây dựng ba nhà máy xử lý, tổng công suất 33.000 m3/ngày đêm; thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) xây dựng ba nhà máy xử lý, tổng công suất 34.500 m3/ngày đêm.

Bốn tỉnh, thành phố nói trên sử dụng công nghệ, thiết bị thoát nước phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; trong đó ưu tiên sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, có tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai.

Theo quy hoạch, tại thành phố Cần Thơ và thành phố Long Xuyên, nước thải sau khi xử lý sẽ cho thoát ra sông Hậu. Thành phố Cà Mau và thành phố Rạch Giá cho thoát nước thải ra biển Tây sau khi xử lý.

Việc xây dựng các nhà máy nói trên được thực hiện song song với công tác cải tạo hệ thống nhà máy xử lý nước thải cũ sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết triệt để tình trạng ngập úng do mưa, bảo đảm sự phát triển kinh tế-xã hội ổn định, bền vững tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ánh Tuyết

vietnam+

Các tin tức khác

>   Cháy túi không dám nhận nhà đón Tết (29/01/2015)

>   Chuyên gia ngoại nói gì về thị trường bất động sản Việt Nam 2015 (28/01/2015)

>   Ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản có doanh thu tháng 01/2015 giảm mạnh nhất 11.5% (28/01/2015)

>   Vụ kiện đòi tiền hứa thưởng hơn 140 tỉ đồng ở TP HCM: Hứa thưởng để… chạy nhà? (27/01/2015)

>   Phố đi bộ Nguyễn Huệ khi nào xong? (27/01/2015)

>   Tái cơ cấu ngành Xây dựng nâng cao năng lực cạnh tranh (27/01/2015)

>   Đất đô thị ở Việt Nam tăng lớn nhất khu vực (27/01/2015)

>   Tháng 3 tới sẽ thi công gói thầu số 2 thuộc tuyến Metro số 1 (26/01/2015)

>   Chung cư xuống cấp tại Hà Nội: “Xới” lên rồi lại... “đắp chiếu”! (04/03/2016)

>   WB công bố báo cáo đô thị tại khu vực Đông Á (26/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật