Thứ Bảy, 10/01/2015 10:32

Quy định về xuất khẩu cá tra: Lùi thời hạn chưa giải quyết được vấn đề

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đã quyết định lùi thời gian áp dụng quy định các sản phẩm cá tra fillet khi xuất khẩu phải có hàm lượng ẩm 83% và tỷ lệ mạ băng 10%. Tuy nhiên, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho hay, việc này chỉ làm giảm bức xúc nhất thời của doanh nghiệp, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản trong Nghị định 36.

Cá tra đang thu hoạch

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Vasep cho hay, việc quy định một cách cứng nhắc hàm lượng ẩm trong sản phẩm cá tra là 83% và tỷ lệ mạ băng (lượng nước trong sản phẩm) 10% là không có căn cứ và vi phạm pháp luật hiện hành.

Theo ông Dũng, theo quy định của nhà nước, những gì liên quan tới an toàn thực phẩm thì nhà nước quy định, còn chuyện gì liên quan tới chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp quyết định chứ không phải nhà nước áp đặt ra sao cũng được.

“Việc nhà nước đưa đưa ra hai chỉ tiêu 10% và 83% là không có cơ sở pháp luật trừ khi đó là yêu cầu về sản phẩm quốc gia” – ông Dũng nói.

Theo Vasep, không thể ngộ nhận là Việt Nam độc quyền về ngành cá tra và muốn quy định ra sao cũng được. Thực tế, cá tra không tạo ra một mảng thị trường riêng, mà chỉ là một sản phẩm thay thế trong mảng thị trường cá thịt trắng thế giới.

Thị trường cá thịt trắng trên thế giới chủ yếu là những loại cá khai thác ở vùng biển lạnh. Đây là thị trường có từ thế kỷ 17. Về cá nuôi thì có cá nheo Mỹ, cá rô phi và cá tra. Người tiêu dùng vẫn ưa thích chọn cá khai thác ở biển hơn.

Nhưng từ năm 2002 đến năm 2008 cá tra Việt Nam xuất khẩu mạnh là do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) quy định quản lý chặt chẽ việc khai thác ở biển, khiến cho việc khai thác cá trắng ở biển giảm đi và cá tra lấp chỗ trống giảm sản lượng khai thác cá biển.

Sau khi FAO dỡ bỏ quy định, sản lượng khai thác của các nước, đặc biệt là Nga tăng lên, nhu cầu đối với cá tra và các loại cá nuôi khác giảm đi. Vì vậy, cần phải hiểu rằng Việt Nam không hề độc quyền trên thị trường cá tra, mà cá tra chỉ là một sản phẩm phân khúc thấp của thị trường đó.

“Do đó, nếu chúng ta cứ áp đặt sản phẩm phải chất lượng với giá cao thì cũng được nhưng ai sẽ mua? Và nếu doanh nghiệp thua lỗ, phá sản vì quy định này của Bộ NNPTNT thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm” – ông Dũng nhấn mạnh.

Hơn nữa, vừa qua Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), thuộc Bộ NNPTNT đã tổ chức một hội đồng đánh giá về hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra có sự tham gia của doanh nghiệp và các nhà khoa học. Kết quả cho thấy, miếng cá tra có hàm lượng tăng trọng 25% có giá trị cảm quan tốt nhất. Tức là thêm một phần tư lượng nước nữa vào miếng cá tra sẽ làm tăng chất lượng và giá trị cảm quan đối với miếng cá. Trong khi đó, Bộ lại quy định hàm lượng ẩm 83% và tỷ lệ mạ băng 10% thì gần như không có tăng trọng.

Đọc tiếp tại đây

Thùy Dung

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Hàng hóa lại ùn ứ tại cảng vì quy định mới (10/01/2015)

>   Năm 2015, EVN sẽ hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành (10/01/2015)

>   Dầu dưới 50 USD: Gói kích thích kinh tế 3 tỷ USD (10/01/2015)

>   Thương mại điện tử: Giao dịch qua di động còn thấp (09/01/2015)

>   4 điều kiện giao DN 100% vốn nhà nước cho tập thể người lao động (09/01/2015)

>   Năm 2015 sẽ kiểm tra về chất cấm trong thức ăn chăn nuôi (09/01/2015)

>   Doanh nghiệp Indonesia chi 40 triệu USD mua công ty thực phẩm Việt (09/01/2015)

>   "Sếu đầu đỏ" đã chính thức ngừng bay (09/01/2015)

>   Cổ đông phản đối thương vụ Berli Jucker mua Metro Việt Nam (09/01/2015)

>   EVN đạt doanh thu bán điện tăng hơn 13% so với 2013 (09/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật