Thứ Hai, 26/01/2015 14:14

Nhập khẩu trên 2 tỷ USD dược phẩm trong năm 2014

Với trên 2 tỷ USD, năm 2014, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của nước ta tăng 8,3% so với năm 2013.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2014. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Dược phẩm Ấn Độ chiếm thị phần lớn nhất

Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương (VITIC) cho biết, năm 2014, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ 30 thị trường trên thế giới. Trong đó, dược phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Ấn Độ chiếm thị phần lớn nhất với 13,1% tổng kim ngạch, đạt 267 triệu USD, tăng 7,75% so với năm 2013.

Đứng thứ hai là Pháp, chiếm 11,7%, với kim ngạch 239,4 triệu USD, nhưng so với năm 2013, tốc độ nhập khẩu hàng dược phẩm từ thị trường này lại giảm nhẹ, giảm 4,57%.

Kế đến là thị trường Đức, đạt 189,1 triệu USD, tăng 28,27%; Hàn Quốc đạt 161,5 triệu USD, tăng 1,37%...

Năm 2014, nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường có kim ngạch trên 100 triệu USD chiếm 20%.

Nhìn chung, năm 2014, nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm tới 70%.

Đáng chú ý, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Ba Lan có tốc độ tăng trưởng mạnh vượt trội, tăng 84,25%, tuy kim ngạch chỉ đạt 28,9 triệu USD.

656 mặt hàng thuốc tăng giá

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), năm 2014 có tới 656 mặt hàng thuốc tăng giá.

Trong đó, số mặt hàng thuốc nhập khẩu kê khai lại giá (tăng giá) là 84 mặt hàng và số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước kê khai lại giá (tăng giá) là 572 mặt hàng.

Về giá thuốc nhập khẩu, nhìn chung số lượng các mặt hàng có giá thay đổi không nhiều. Giá nhập khẩu một số nguyên phụ liệu sản xuất thuốc có biến động tăng, giảm, tập trung vào thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu về giá thuốc kê khai lại trên trang điện tử của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), về giá nhập khẩu thuốc (giá CIF): Các thị trường chính cung cấp thuốc vào nước ta là Ấn Độ, Hàn Quốc, Pháp, Đức. Nhìn chung, giá thuốc nhập khẩu có biến động tăng/giảm nhưng số lượng mặt hàng có giá biến động không nhiều.

Giá thuốc trên thị trường ổn định do nguồn cung thuốc dồi dào và việc giám sát chặt chẽ kê khai/kê khai lại giá thuốc của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như áp lực canh tranh trên thị trường dược phẩm.

Dự báo quý I/2015, giá thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước tiếp tục ổn định.

HK

chính phủ

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp Giao thông đồng loạt tăng thưởng Tết (26/01/2015)

>   Các “đại gia” 3 tỷ USD của kinh tế Việt (26/01/2015)

>   Xóa bỏ 1.720 dòng thuế cho khối ASEAN: Nông sản mừng ít, lo nhiều (26/01/2015)

>   Viettel nộp ngân sách nhà nước trên 15.000 tỷ đồng (26/01/2015)

>   Cháy hàng ôtô sang, showroom chối khách nghỉ Tết sớm (26/01/2015)

>   Công ty Đại Nam bất ngờ nộp “bổ sung” gần 15 tỷ đồng tiền thuế (26/01/2015)

>   Sản xuất thiết bị y tế: Giãy chết từ trong trứng nước! (26/01/2015)

>   Viettel sẽ tự chủ 80% thiết bị vào năm 2020 (26/01/2015)

>   Hệ thống siêu thị Topcare đóng cửa: Hệ quả của cạnh tranh liều lĩnh (26/01/2015)

>   Nên đưa cước vận tải vào danh mục bình ổn giá (26/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật