Thứ Tư, 14/01/2015 10:01

Hậu cổ phần hóa: Đừng để người lao động từ làm chủ thành... làm thuê

Thực chất của quá trình đổi mới các DNNN là sự sắp xếp lại bằng tiến trình CPH, nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả SXKD của DN trong quá trình hội nhập, phát triển; đồng thời nâng cao vai trò của người lao động (NLĐ), tạo điều kiện để NLĐ được làm chủ thực sự thông qua việc sở hữu cổ phần (CP) trong DN. Tuy nhiên, trên thực tế, việc CPH dường như đã không đạt được mục tiêu tốt đẹp vì NLĐ, mà trái lại, phần lớn trong số họ đã trở thành người làm thuê theo đúng nghĩa.

CNLĐ ngành giày - ngành nghề có nhiều DN đã tiến hành cổ phần hóa.

Thiếu tin tưởng và thiếu nhận thức

Bà Trần Thị T - nguyên là nhân viên Cty ăn uống ở Hà Nội - cho biết, Cty bắt đầu CPH từ những năm 2000 - 2001. Thời gian đó, Cty chia CP theo thâm niên làm việc với giá 1 triệu đồng/năm. Bà T có 30 năm làm việc nên được chia - mua CP tương đương 30 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó, Cty có chủ mới và do sức khỏe cũng sa sút, bà T xin nghỉ hưu. Do không còn làm việc, bà T lo ngại không giám sát được việc làm ăn của Cty như thế nào và liệu có được chia cổ tức hay không...?

Vì thế, bà đã quyết định bán lại CP của mình với giá 150 triệu đồng (tương đương với 30 cây vàng thời kỳ đó). “Nghĩ để 100 triệu vào tiết kiệm, cộng với lương hưu là yên tâm với mức sống tương đối lúc tuổi già. Nhưng do đồng tiền mất giá và không thạo làm ăn buôn bán gì, nên tôi cứ ngậm ngùi nhìn đồng vốn của mình “cụt” dần vậy thôi... Mà cũng chả phải mình tôi, hầu hết NLĐ của Cty lúc đó đều bán hết. Nhìn thấy “tiền tươi, thóc thật” ai chả thích. Hơn nữa chúng tôi đều nghĩ, vốn của mình mà lại để cho người khác “mượn” rồi ngồi đó, hong hóng đợi xem người ta trả bao nhiêu, biết bấy nhiêu (nếu Cty làm ăn có lãi), hoặc cũng có khi chả được đồng nào (nếu Cty thua lỗ) thì vô lý quá...” - bà T than.

Những NLĐ của Cty ăn uống nói trên không phải là điển hình cho việc thiếu tin tưởng hoặc chưa nhận thức đúng về mục đích chủ trương CPH của Nhà nước. Theo một khảo sát năm 2013 của Viện Công nhân - Công đoàn (Viện CN-CĐ) thì phần lớn NLĐ ở các DN CPH chưa thực sự ý thức được vai trò làm chủ DN của mình. Họ chỉ đơn giản coi việc mua CP là một hình thức đầu tư, có lãi là bán, hoặc đầu tư vào chỗ khác mà họ coi là có lợi hơn. Cty CP Bibica (BBC), ban đầu với chủ trương NLĐ ai cũng có CP, nên khoảng hơn 80% số CP của Cty thuộc về NLĐ. Tuy nhiên, khi cổ phiếu lên giá, nhân viên thi nhau bán. Chỉ sau thời gian ngắn, cổ phiếu của NLĐ bị bán hết, chỉ còn 1%. NLĐ bán hết CP đồng nghĩa với việc Cty không còn nắm giữ quyền chi phối và các đối tác nước ngoài liên kết đã thâu tóm DN.

Nhanh chóng trở thành người làm thuê

Cũng theo số liệu của Viện CN-CĐ, NLĐ có sở hữu CP chiếm 30,9% (so với lúc đầu CPH là 91%), và vốn của họ so với tổng vốn điều lệ chỉ chiếm 15,5%. Như vậy, có thể hiểu có tới hơn 60% số NLĐ trong các Cty CP đã từ người làm chủ DN trở thành người làm thuê.

Ông Đỗ Mạnh Hiến - Chủ tịch LĐLĐ TP.Hải Phòng - cũng bức xúc: Mục tiêu của Đảng và Nhà nước là CPH để NLĐ có đời sống tốt hơn, DN chủ động làm ăn tốt hơn. Nhưng hiện nay, rất nhiều CNLĐ không hiểu CPH là như thế nào, sau khi được mua phần của mình thì chỉ ngày hôm trước, hôm sau là bán đi mà không hiểu được đó là đang bán đi cái vốn của mình. Bên cạnh đó, khi chưa cổ phần hóa, GĐ thường là kiêm Bí thư Đảng ủy, rất quan tâm đến tổ chức CĐ. Nhưng khi CPH thì thái độ và cách ứng xử khác nhau hoàn toàn. Trên thực tế, CPH xong, tài chính, cơ sở vật chất của Nhà nước dần sẽ bị thay chủ hoàn toàn vào một bộ phận tư nhân khác. Quan trọng hơn là sau khi CPH, CNLĐ không còn được ở vị trí như khi còn là DN nhà nước. “Hiện nay rất nhiều đơn vị, DN tiến hành CP xong thì NLĐ từ chỗ có cổ phần, cổ phiếu đã bán hết đi để trở thành người làm thuê, làm thuê theo đúng nghĩa... Đây là vấn đề hết sức bức xúc đối với GCCN hiện nay” - ông Hiến bổ sung.

lao động

Các tin tức khác

>   Bộ Xây dựng cổ phần hóa chín Tổng công ty trong năm 2015 (13/01/2015)

>   HOSE: Thông báo danh sách Công ty Chứng khoán làm Đại lý Đấu giá cho HOSE 2015 (12/01/2015)

>   Cổ phần hóa DNNN: Người bán hàng “keo kiệt” (12/01/2015)

>   Tái cơ cấu các doanh nghiệp ngành GTVT: Tạo động lực mới (12/01/2015)

>   Ngày 06/02, Cấp nước Hải Phòng sẽ IPO hơn 16.8 triệu cp (10/01/2015)

>   SCIC đấu giá 833,060 cp Công nghiệp Hóa chất & Vi sinh giá khởi điểm 53,300 đồng/cp (11/01/2015)

>   Seaprodex: Đấu giá 16 triệu cp, nhà đầu tư chỉ đăng ký mua 414,200 cp (09/01/2015)

>   Những doanh nghiệp tiến hành IPO trong tháng 1/2015 (08/01/2015)

>   DN 100% vốn Nhà nước là công ty đại chúng từ 01/11/2014 phải giao dịch trên UPCoM trong 90 ngày (07/01/2015)

>   Bán toàn bộ vốn nhà nước tại TCty Công nghiệp ô tô (06/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật