Thứ Sáu, 16/01/2015 18:33

Doanh thu của các ngân hàng hàng đầu nước Mỹ giảm mạnh

Kết quả kinh doanh đáng thất vọng trong quý 4/2014 của hàng loạt "đại gia" ngân hàng hàng đầu nước Mỹ cùng những bê bối pháp lý đang khiến giới đầu tư lo ngại về triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong các báo cáo tài chính được công bố ngày 14 và 15/1, ba "ông lớn" gồm JP Morgan Chase, Bank of America (BoA) và Citigroup đều thừa nhận hoạt động kinh doanh trong ba tháng cuối năm 2014 không đạt kết quả mong đợi khi doanh thu và lượng giao dịch giảm mạnh.

Ảnh minh họa

Cụ thể, doanh thu quý 4/2014 của JP Morgan Chase - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính về tài sản - sụt giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 4,9 tỷ USD.

Nguyên nhân, theo các nhà phân tích, chủ yếu do ngân hàng này vừa phải nộp phạt 990 triệu USD để dàn xếp những cáo buộc hình sự liên quan đến hoạt động giao dịch trao đổi ngoại tệ.

Tương tự, những bê bối pháp lý với khoản phạt khổng lồ 3,5 tỷ USD cũng phần nào khiến thu nhập ròng trong cùng quý của tập đoàn Citigroup "lao dốc" khi giảm tới 86%, xuống còn 350 triệu USD. Lượng giao dịch giảm mạnh trong phân khúc các thị trường tài sản cố định của ngân hàng này cũng giảm 15%, xuống còn 2 tỷ USD.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh của ngân hàng BoA cũng không mấy sáng sủa khi doanh thu quý 4/2014 giảm 11,3% xuống còn 3,1 tỷ USD do lượng giao dịch đi xuống. Giới phân tích cũng bày tỏ lo ngại tình hình tài chính của BoA sẽ bị tác động bởi giá dầu giảm do 80% khoản cho vay của ngân hàng này đều liên quan đến dầu khí.

Báo cáo kinh doanh đáng thất vọng của các ngân hàng đã khiến các nhà đầu tư bán tháo tài sản, đồng thời khiến thị trường chứng khoán phố Wall nhuộm sắc đỏ khi các chỉ số chủ lực đồng loạt giảm phiên thứ năm liên tiếp.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/1, cổ phiếu S&P's 500 giảm 0,92%, tương đương 18,6 điểm, xuống còn 1.999,67 điểm, mức thấp nhất trong một tháng qua. Chỉ số Dow Jones "trượt" 0,61%, tương đương 106,38 điểm, đóng cửa ở mức 17.320,71 điểm.

Chỉ số Nasdaq Composite cũng "tuột" 1,48%, tương đương 68,5 điểm, chốt phiên ở mức 4.570,82 điểm. Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính cũng giảm mạnh, điển hình là BoA giảm 5,24% và Citigroup giảm 3,7%.

Kết quả kinh doanh thất vọng của các ngân hàng đang khiến giới đầu tư quan ngại về những điều kiện kinh tế vĩ mô không mấy tích cực, đe dọa đến lĩnh vực tài chính-ngân hàng.

Theo họ, các ngân hàng này nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với làn sóng vỡ nợ trong lĩnh vực dầu mỏ trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh và Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chưa có kế hoạch nâng lãi suất cơ bản hiện ở mức siêu thấp 0-0,25% ít nhất đến giữa năm 2015.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm bất chấp giá dầu giảm (16/01/2015)

>   Dự trữ ngoại hối Thụy Sỹ bốc hơi 12% chỉ trong một ngày khi franc nhảy vọt (16/01/2015)

>   Vàng bật tăng hơn 30 USD/oz lên cao nhất 4 tháng (16/01/2015)

>   Nợ công: Bài toán nan giải với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới (16/01/2015)

>   Dầu lại chìm nghỉm gần 5% trước đà tăng của USD (16/01/2015)

>   Đồng yen Nhật tiếp tục rớt giá trên thị trường châu Á (15/01/2015)

>   Sốc với quyết định bỏ trần tỷ giá, franc Thụy Sỹ bay cao hơn 30%, chứng khoán lao dốc gần 9% (16/01/2015)

>   Bất ngờ với quyết định hạ lãi suất ngay lập tức của NHTW Ấn Độ (15/01/2015)

>   HSBC: Tăng trưởng các thị trường mới nổi vẫn yếu (15/01/2015)

>   Đồng bị bán tháo mạnh và xuống thấp nhất 5 năm, vàng gần như đi ngang (15/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật