Thứ Hai, 12/01/2015 18:55

DN mía đường "đứng ngồi không yên" vì đường của HAGL

Thông tin Bộ Công Thương có văn bản đề nghị Chính phủ cho nhập khẩu 50.000 tấn đường từ Lào với thuế suất 0% đang khiến các doanh nghiệp mía đường trong nước “ăn không ngon, ngủ không yên” vì cho rằng, nếu chấp thuận chẳng khác nào chở củi về rừng.

Công nhân đang làm việc tại một nhà máy đường. Các DN đang lo ngại vì cung đường sẽ tăng lên nếu HAGL được nhập về 50.000 tấn đường từ Lào. Ảnh: NH

Sao lại chở củi về rừng?

Theo một số doanh nghiệp, 50.000 tấn đường được đề nghị nhập khẩu từ Lào thực chất là lượng đường mà Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sản xuất ở nước này.

Trong khi đó, sản xuất đường trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ nội địa, nếu cộng thêm lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch cam kết khi gia nhập WTO thì năm nay Việt Nam dư thừa khoảng 700.000 tấn đường. Vì vậy, doanh nghiệp cho rằng họ đang mệt mỏi vì thừa đường thì chẳng có lý do gì để Chính phủ lại “hỗ trợ” một doanh nghiệp sản xuất đường ở nước ngoài rồi đem về Việt Nam.

"Trong thời gian qua, do giá đường giảm liên tục nên các nhà máy buộc phải giảm giá mua mía nguyên liệu của nông dân trong niên vụ 2014/2015. Việc này khiến các nhà máy bị chỉ trích là chèn ép nông dân trồng mía. Trong tình hình đó nếu cơ quan quản lý đề nghị cho nhập đường với thuế suất 0% từ Lào là không công bằng cho các doanh nghiệp mía đường trong nước”, giám đốc một nhà máy đường (xin giấu tên) cho biết.

Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), năm 2014, HAGL được phép đưa từ Lào về Việt Nam hơn 30.000 tấn đường thô và bên nhập khẩu là Công ty đường Biên Hòa. Lượng đường này được Đường Biên Hòa tinh luyện rồi xuất đi; song trên thực tế lượng đường mà HAGL đưa từ Lào về Việt Nam tinh luyện rồi xuất khẩu trở lại không nhiều. Theo ông Hải, nguyên nhân là trong năm qua, việc xuất khẩu đường của các doanh nghiệp trong nước sang Trung Quốc gặp khó khăn; thậm chí có thời điểm giá đường ở Trung Quốc còn thấp hơn giá bán tại các nhà máy đường ở Việt Nam.

Cụ thể, số liệu của VSSA cho thấy, tính đến tháng 11-2014, tổng lượng đường xuất khẩu qua Trung Quốc chỉ đạt 181.000 tấn, thấp hơn nhiều so với mức 325.000 tấn năm 2013. Ngay cả Đường Biên Hòa cũng gặp khó. Ông Nguyễn Văn Lộc, Phó chủ tịch HĐQT Đường Biên Hòa lý giải, chi phí vận chuyển đường thô từ Lào về Việt Nam tinh luyện rồi vận chuyển một quãng đường dài để xuất qua Trung Quốc đã đẩy giá đường từ thấp trở thành cao nên việc xuất khẩu sang đây gặp khó.

... đọc tiếp tại đây

Ngọc Hùng

tbktsg

Các tin tức khác

>   Sản lượng càphê Brazil giảm mạnh do ảnh hưởng của hạn hán (12/01/2015)

>   DN cá tra trước lựa chọn nghiệt ngã (12/01/2015)

>   Xuất khẩu gạo khó ngay từ đầu năm (12/01/2015)

>   Vinafood 2 sẽ mua toàn bộ lúa mùa nổi cho nông dân (12/01/2015)

>   FAO: Giá lương thực toàn cầu suy giảm năm thứ ba liên tiếp (09/01/2015)

>   Hàn Quốc áp thuế nhập khẩu 500% với gạo Việt Nam (09/01/2015)

>   Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng cả về lượng và trị giá (08/01/2015)

>   Hà Nội phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái (07/01/2015)

>   Sản lượng cà phê có thể giảm tới 25% (07/01/2015)

>   Xuất khẩu thủy sản vượt kế hoạch gần 1 tỉ USD (06/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật