Thứ Ba, 27/01/2015 22:42

Công nghiệp hỗ trợ: Nước đã đến chân!

Công nghiệp hỗ trợ gắn liền với doanh nghiệp nhỏ và vừa. TPHCM có trên 95% doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển tương xứng tiềm năng của TP.

Chiều 27-1, phát biểu tại tọa đàm “Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) gắn với doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM”, Phó Chủ tịch UBND TP Tất Thành Cang cho biết CNHT của TP đã phát triển từ rất lâu nhưng đến nay vẫn vừa thiếu vừa yếu.

Thiếu, yếu

Đó là nguyên nhân các nhà sản xuất nước ngoài không vào Việt Nam một mình mà kéo theo cả chuỗi cung ứng CNHT. Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TPHCM, dẫn chứng Honda vào thì kéo Inoue cung ứng lốp, NOK cung ứng cao su kỹ thuật, GS cung ứng bình ắc-quy, chỉ còn một số lĩnh vực rất nhỏ dành cho DN Việt. Hay như SYM  kéo theo Kenda, Tuico và một số DN Đài Loan… Vậy nên, ngành xe máy có tỉ lệ nội địa hóa lên đến 70% nhưng hơn 50% trong đó là từ các DN của Nhật, Đài Loan. Ngành xe hơi cũng tương tự. “Chúng tôi vừa làm một khảo sát nhỏ về năng lực các DN hội viên cao su tham gia CNHT cho 2 ngành ô tô, xe máy. Kết quả, ở khâu điện tử thì 90% DN của hội không đáp ứng về công nghệ, 95% không đáp ứng về giá, 90% không đáp ứng được về quản trị. Mỗi năm ngành xăm lốp bỏ hơn 100 tỉ đồng để nhập khẩu van xe máy trong khi các DN trong nước không làm được” - ông Nguyễn Quốc Anh cho biết.

Sản xuất chi tiết nhựa xuất khẩu để lắp ráp linh kiện ô tô tại Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại TBM Minh Phát (TPHCM) Ảnh: Tấn Thạnh

Với Intel, hằng năm chi khoảng 16 tỉ USD cho chuỗi cung ứng nhưng theo bà Lê Bích Loan, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM, DN nội địa tham gia một phần rất nhỏ trong đó. Theo bà Loan, nhu cầu của Intel chia làm 2 nhóm: nhóm trực tiếp và nhóm gián tiếp. Việt Nam có thể tham gia nhóm sản phẩm gián tiếp, cung ứng dụng cụ, linh kiện điện tử hỗ trợ trong dây chuyền hay hóa chất, dịch vụ bảo trì… Hằng năm, ban quản lý phối hợp với Intel tổ chức ngày hội cung ứng nhưng rất khó tìm được nhà cung ứng nội địa, chỉ có khoảng hơn 10 DN tham gia chuỗi cung ứng của Intel với giá trị 11 triệu USD trên tổng doanh thu 1,75 tỉ USD, tức là chưa tới 10% chi phí Intel chi cho nhóm sản phẩm gián tiếp. Samsung thì ngay từ đầu đã công bố tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng. Mới đây, ban quản lý cùng Samsung tìm nhà cung ứng cho Samsung, đã chọn được 45 DN; trong đó có 16 DN Việt Nam, 29 DN FDI. “TPHCM đã đàm phán với Samsung là đến năm 2020, đạt tỉ lệ nội địa hóa ít nhất 35%. Liệu có DN Việt Nam nào sẵn sàng cung ứng cho Samsung và các DN trong khu công nghệ cao?” - bà Loan đặt vấn đề.

Chính sách chưa phù hợp

Lý giải nguyên nhân ngành CNHT mặc dù được xác định là trọng yếu nhưng vẫn phát triển ì ạch, nhiều chuyên gia nhận định là do nhà nước chưa hỗ trợ mạnh mẽ và có hiệu quả trong việc tạo sự chuyên nghiệp về phát triển CNHT.

Từ kinh nghiệm phát triển CNHT của các nước, nhiều DN kiến nghị nhà nước cho phép khấu hao nhanh, hoàn thuế thu nhập cho tái đầu tư các dự án CNHT; cho phép DN CNHT nâng mức trích lập quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ 10% thu nhập tính thuế hiện nay lên mức 30%. Về giải pháp tín dụng, TP HCM có quyết định 33/2011 và 38/2013 hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo và CNHT nhưng DN phải có nội lực mạnh, có vốn đối ứng, tài sản thế chấp mới được vay nên rất ít DN tham gia dự án. Vì vậy cần điều chỉnh 2 quyết định này theo hướng có thêm nội dung DN được thuê mua máy móc, thiết bị từ công ty cho thuê tài chính để hỗ trợ DN.

Chia sẻ những kiến nghị của DN, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho hay Việt Nam đã ký 7 hiệp định thương mại, cả 7 hiệp định này đều quy định hàm lượng xuất xứ từ Việt Nam là 60% trở lên mới được ưu đãi thuế. Như vậy, trong 5 năm tới, nhiệm vụ chiến lược là phải phát triển CNHT để thúc đẩy phát triển kinh tế. Thực tế đáng lo ngại là tăng trưởng xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực đang phụ thuộc vào DN FDI. “Chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, vị trí chiến lược của CNHT trong giai đoạn hội nhập, từ đó dẫn đến hệ thống chính sách chưa phù hợp, thiếu công nghệ, vốn, nguồn nhân lực. Tôi nghiên cứu chính sách CNHT thấy nhiều nội dung không phù hợp với chính sách phát triển và với 7 hiệp định đã ký” - Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói.

Được phép, sao không sử dụng?

Về quỹ phát triển khoa học - công nghệ, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết quỹ này được Quốc hội cho phép trích tối đa 10% từ thu nhập chịu thuế của DN để sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển khoa học - công nghệ. Năm 2014, thu nhập DN trước thuế của DN dân doanh tại TPHCM là 58.000 tỉ đồng. Theo quy định pháp luật, DN được trích 5.800 tỉ đồng lập quỹ phát triển khoa học công nghệ nhưng tổng cộng 3 năm nay, TPHCM chỉ có hơn 200 DN trên địa bàn trích lập quỹ này, số tiền trích lập rất ít: chỉ 792 tỉ đồng.


Thanh Nhân

người lao động

Các tin tức khác

>   Gần 273 triệu USD cho phát triển lưới điện Hà Nội và TPHCM (27/01/2015)

>   Thêm nhiều nhà xe ở TP Hồ Chí Minh giảm cước vận tải hành khách (27/01/2015)

>   Giá xăng dầu giảm tạo động lực cho ngư dân bám biển (27/01/2015)

>   Ngành than: Viễn cảnh đen tối (27/01/2015)

>   Sản lượng thủy sản cả nước tăng dù thời tiết nhiều bất lợi (27/01/2015)

>   Xăng lên tăng giá ngay, xăng giảm còn chờ... trời (27/01/2015)

>   Yêu cầu giá cước taxi ở TPHCM phải giảm sâu (27/01/2015)

>   Giải ngân FDI tháng 1 tăng 8,6% (26/01/2015)

>   Chính sách đặc thù cho Quảng Ninh và KKT Vân Đồn (26/01/2015)

>   Nhiều vấn đề cần giải quyết cho ngành thủy sản (26/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật