Bầu Kiên, Huyền Như: Thanh lọc ngân hàng chưa dừng lại
Sau những vụ đại án Bầu Kiên, Huyền Như, quá trình tái cơ cấu đi cùng với việc xử lý sai phạm trong ngân hàng tiếp tục được đẩy mạnh.
Mạnh tay xử lý sai phạm
Sau những năm 2012 và 2013, 2014 sẽ tiếp tục được ghi nhớ như là một năm có nhiều sai phạm ngân hàng liên tục được phát hiện. Gần như tháng nào cũng có sự việc và cán bộ ngân hàng khởi tố bị bắt, truy tố hay hầu tòa với các tội danh từ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về cho vay, tham ô, làm giả giấy tờ...
Mở đầu và và kết thúc 2014 là vụ án Huỳnh Thị Huyền Như "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" của hàng loạt công ty, ngân hàng là khách hàng của Huỳnh Thị Huyền Như và Vietinbank). Con số thiệt hại của vụ án lên tới 4.000 tỷ đồng nói lên sự giật mình do các thiệt hại của bị án. Một đại án khác cũng tốn không ít giấy bạc là ông Nguyễn Đức Kiên kinh doanh trái phép.
Cả hai vụ án có một đặc điểm chung: những người phạm tội đều là người có chức, có sắc trong ngành ngân hàng với đầy đủ hiểu biết pháp luật.
Những vụ đại án Bầu Kiên, Huyền Như gây xôn xao dư luận
|
2014, lần đầu tiên có hai chủ tịch ngân hàng bị bắt vì những sai phạm. Đó là việc bắt ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch OceanBank hay vụ bắt cả Chủ tịch và Tổng Giám đốc NH Xây Dựng là ông Phạm Công Danh và Phan Thành Mai.
Mở rộng điều tra đã có thêm nhiều người đã từng làm lãnh đạo trong các ngân hàng này hay các DN liên qua bị bắt để phục vụ điều tra. Sai phạm của các cá nhân này sẽ tiếp tục được cơ quan điều tra làm rõ, nhưng hành vi chung của các ông chủ vẫn là lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện các hành vi cho vay gian dối, không đủ tiêu chuẩn đối với công ty con của mình dẫn đến thiệt hại khó thu hồi cho ngân hàng mẹ.
Không đình đám bằng nhưng nhiều vụ án cũng không kém phần "hoành tráng" khi có số người và thiệt hại không hề nhỏ. Có thể kể đến vụ làm giả giấy tờ để vay vốn hàng tỷ đồng để Vietinbank Đông Anh.
Nhỏ hơn có vụ Vũ Thanh Tùng, nguyên phó phòng quan hệ khách hàng của HD Bank, đã lợi dung tin tưởng của khách hàng khi mà lừa đảo, chiếm đoạt của khách hàng hơn 19 tỷ đồng thông qua việc nhận tiền gửi của khách hàng nhưng không hạch toán vào hệ thống mà làm giả sổ tiết kiệm trả cho khách hàng.
Hay giao dịch viên của SeaBAnk cũng dùng các thủ đoạn tương tự trong việc làm giả giấy tờ để gian lận, lừa đảo chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng thông qua hình thức tương tự.
Như vậy, có thể nói, năm 2014, việc xử lý sai phạm để thanh lọc hệ thống ngân hàng tiếp tục được đẩy mạnh. Rất nhiều vị trí trong lĩnh vực ngân hàng từ cán bộ thấp như giao dịch viên cho đến cao cấp như chủ tịch đều bị điều tra xử lý nghiêm minh.
Đây là sự thanh lọc đau đớn, là bài học lớn trong công tác quản lý, kinh doanh ngân hàng. Nhưng là việc cần thiết để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngân hàng vốn được xem là rất khó khăn và phức tạp.
Tạo ổn định cho hướng bền vững
Ngoài những vụ án ồn ào thì 2014 tiếp tục ghi nhận một năm nhiều kết quả của toàn ngành ngân hàng. Đây là thành quả bước đầu của quá trình tái cơ cấu đã đặt ra.
Điều được đánh dấu lớn nhất trong năm có lẽ là công cuộc giảm lãi suất. Lãi suất huy động giảm, đương nhiên dẫn đến lãi suất cho vay cũng giảm theo.
Quá trình tái cơ cấu đi cùng với việc xử lý sai phạm trong ngân hàng đang tiếp tục được đẩy mạnh.
|
Sau những hồi "đỉnh cao" khi lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường đạt tới trên 20% thì năm nay đã xuất hiện những tín hiệu tốt khi những khoản vay về mốc loanh quanh 10%, thậm chí có những món vay chỉ khoảng 6-7%.
Tất nhiên, để tiếp cận được những khoản vay này sẽ còn nhiều con đường không phải quá dễ dàng. Với khó khăn chung của nền kinh tế, tín dụng tăng trưởng khá ì ạch trong 3 quý đầu năm khá ì ạch với con số 7.26%. Tuy nhiên, sang tới quý 4, tốc độ tăng trưởng tín dụng bứt phá khá mạnh để có vẻ đang lao về đích theo như chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.
2014, thanh khoản của hệ thống dồi dào, được đảm bảo một cách tối đa. 2014 đã ghi nhận tình trạng tạm gọi là "thừa vốn" trong các tổ chức tín dụng khi mà huy động luôn cao hơn cho vay, khiến cho các tổ chức tín dụng phải tìm một số kênh đầu tư để giải quyết tình trạng này.
Con đường "sáng" là trái phiếu chính phủ được nhiều ngân hàng đầu tư mạnh mẽ. Theo con số của Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tính đến ngày 25/9/2014, Kho bạc Nhà nước huy động được 210.198,3 tỷ đồng từ trái phiếu Chính phủ, đạt 90,6% kế hoạch Bộ Tài chính giao năm 2014, bằng 145,0% so với cùng kỳ năm 2013. 90% khách hàng của trái phiếu chính phủ là các tổ chức tín dụng.\
Nguyễn Thanh Ngọc
Diễn đàn kinh tế Việt Nam
|