Thứ Hai, 15/12/2014 09:16

Xét xử phúc thẩm “đại án” Huyền Như và đồng phạm tại TPHCM: 4.000 tỉ đồng bị chiếm đoạt và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Hôm nay (15.12), TAND Tối cao tại TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử phúc thẩm vụ “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng. Vụ án đã được TAND TP.Hồ Chí Minh tuyên sơ thẩm, hầu hết các bị cáo đều kháng cáo, Viện trưởng Viện KSND TP.Hồ Chí Minh cũng kháng nghị và các bị hại cũng kháng cáo…

“Siêu lừa” Huyền Như bật khóc tại phiên tòa sơ thẩm.

Hành trình chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng

Theo bản án sơ thẩm của TAND TPHCM tuyên hồi đầu năm 2014, Huyền Như là nhân viên Ngân hàng (NH) Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), Chi nhánh TPHCM) từ năm 2001. Ngoài công việc ở NH, Huyền Như còn “làm thêm” nghề kinh doanh bất động sản và vì vậy Huyền Như phải vay mượn tiền từ bạn bè, người quen và ở các NH.

Khi việc kinh doanh bất động sản không thuận lợi, nhà, đất không bán được (bị đóng băng), đến năm 2008, Huyền Như đã bị nợ đến 200 tỉ đồng và để trả nợ, Huyền Như đã đi vay một số lượng lớn tiền (có khi lên đến cả hàng ngàn tỉ đồng) và trả lãi suất rất cao cho hàng chục người, trong đó có các đối tượng như: Đào Thị Tuyết Dung, Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Thiên Lý, Hùng Mỹ Phương, Phạm Văn Chí… Tuy vay mượn tiền với số lượng lớn của nhiều người nhưng cũng không giải quyết hết nợ nần, vì vậy Huyền Như đã nghĩ đến việc vay mượn tiền của các công ty và dưới hình thức huy động vốn hoặc uỷ thác đầu tư vốn… để chiếm đoạt. Bản án sơ thẩm nhận xét, Huyền Như và đồng phạm đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, rất nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến hàng loạt khách thể quan trọng được pháp luật bảo vệ như tài sản của Nhà nước, của các công dân, xâm phạm đến trật tự quản lý về kinh tế, đến những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của hệ thống NH.

Phiên tòa sơ thẩm “đại án” Huyền Như hồi đầu năm 2014.

Bóng ma cho vay nặng lãi

Các bị cáo Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung, Nguyễn Thiên Lý, Hùng Mỹ Phương và Phạm Văn Chí đã có hành vi cho Huyền Như vay tiền với lãi suất rất cao. Theo bản án sơ thẩm, từ ngày 1.12.2009-14.9.2011, Nguyễn Thiên Lý đã cho Huyền Như vay tổng số tiền hơn 554 tỉ đồng và 340.000USD với lãi suất từ 0,4-1,7%/ngày, để thu lợi bất chính với số lượng lớn. 

Như vậy, căn cứ vào quy định của NH Nhà nước, lãi suất cao nhất trong thời gian từ 2009 - 2011 là 0,0287 - 0,0369%/ngày, thì việc Lý cho Huyền Như vay với lãi từ 0,4-1,7%/ngày cao hơn 10 lần lãi suất cao nhất mà NH Nhà nước quy định. Từ ngày 28.3.2008-20.9.2011, Lành đã cho Huyền Như vay hơn 7.841 tỉ đồng với lãi suất từ 0,4-2%/ngày, thu lợi bất chính với số tiền cực lớn. Lãi suất Lành thoả thuận, được Huyền Như đồng ý trả và đã trả cao cũng gấp hơn 10 lần lãi suất cao nhất do NH Nhà nước quy định.

Đối với Đào Thị Tuyết Dung từ đầu năm 2009 đến tháng 6.2011, Dung đã cho Huyền Như vay hơn 265 tỉ đồng với lãi suất thoả thuận 0,4%/ ngày; Hùng Mỹ Phương, từ tháng 12.2008-29.9.2011, Phương đã cho Huyền Như vay hơn 184 tỉ đồng với lãi suất 0,4%/ngày; Phạm Văn Chí, từ ngày 17.9.2008-20.10.2008 và từ ngày 7.12.2009-27.2.2010, Chí đã cho Như vay gần 18 tỉ đồng… Mức lãi suất, các đối tượng trên cho Huyền Như vay đều cao hơn gấp 10 lần lãi suất cao nhất do NH Nhà nước Việt Nam quy định, để thu lợi bất chính rất lớn.

Theo nhận xét của tòa sơ thẩm, các bị cáo bị truy tố để xét xử về tội “cho vay lãi nặng”, đây thực sự là “thế lực đen” trong hoạt động tín dụng, thách thức hoạt động tín dụng, NH của hệ thống NH Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, để lập lại kỷ cương pháp luật, lập lại trật tự quản lý kinh tế, hoạt động huy động vốn, cho vay tín dụng và trên hết là bảo vệ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước và quyền sở hữu hợp pháp của công dân, cần phải xử lý nghiêm đối với các bị cáo này.

Huyền Như kháng cáo xin được giải tỏa kê biên và trả lại cho mẹ của Huyền Như căn biệt thự thuộc khu Bắc Trà My (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). 20 bị cáo trong vụ án cũng kháng cáo kêu oan, xin hưởng án treo, xin xem xét lại tội danh và hình phạt. Đặc biệt, 32 kháng cáo của 9 nguyên đơn dân sự và 23 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đề nghị tòa phúc thẩm hủy hoặc sửa bản án sơ thẩm.

Phùng Bắc

lao động

Các tin tức khác

>   Giao dịch ngân hàng cùng Ebanking VietABank (16/12/2014)

>   Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán (13/12/2014)

>   VCB sẽ trình cổ đông bầu bổ sung Giám đốc Chi nhánh Hà Nội vào HĐQT (12/12/2014)

>   Giá USD lại vượt 21.400 đồng (12/12/2014)

>   Nhân viên ngân hàng... rất khổ (12/12/2014)

>   Nhìn thẳng và thừa nhận sự thật về tỷ giá (12/12/2014)

>   Dòng tiền đang đổ vào đâu? (12/12/2014)

>   Tăng vốn điều lệ Công ty Mua bán nợ Việt Nam (11/12/2014)

>   Bầu Kiên nói lời sau cùng: 'Tôi không có thủ đoạn gây án, không là sân sau của ai' (11/12/2014)

>   Dư nợ của Agribank đến cuối tháng 11 hơn 550,000 tỷ đồng (11/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật