Thứ Bảy, 06/12/2014 08:56

Giống cây trồng vật nuôi: Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc

Có lẽ công tác giống cây trồng vật nuôi đã lủng củng ngay từ đầu, đây là nhận xét của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tại Hội nghị giống cây trông vật nuôi diễn ra vào hôm nay (5/12), tại Hà Nội.

 

Chủ yếu vẫn là nhập khẩu

Trong những năm qua, công tác nghiên cứu, sản xuất và thương mại giống từng bước được xã hội hóa và thể hiện rõ vai trò của doanh nghiệp. Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thời gian qua được thành lập theo quy định hiện hành, hoạt động bình đẳng, không phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay FDI. Vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất, nghiên cứu và phổ biến giống mới được thể hiện rõ nét, trong số 48 giống lúa được công nhận, có 61% giống do doanh nghiệp và các Trung tâm giống nghiên cứu chọn tạo, 19/26 giống ngô được công nhận do doanh nghiệp chọn tạo….

Mặc dù vậy, theo bà Nguyễn Thị Hồng- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN & PTNT) hệ thống sản xuất giống tuy nhiều nhưng năng lực hạn chế, chưa đáp ứng yêu câu cho sản xuất hàng hóa, hướng mạnh ra xuất khẩu. Nhìn chung, các giống vật nuôi chính ở nước ta hiện nay chủ yếu có nguồn gốc nhập khẩu: giống gà trên 90%, giống lợn khoảng 74%, 21% số bò thịt được nhân ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo có nguồn gốc nhập khẩu từ Úc, 79% số bò được nhân ra không rõ nguồn gốc bố do phương pháp giao phối trực tiếp. Trong chăn nuôi, người dân sử dụng giống thương phẩm làm đàn bố mẹ khá phổ biến: 70-75% với lợn, gần 60% với gà, 15,7% với thủy cầm. Trong thủy sản, các cơ sở nhân giống cá rô phi chỉ đáp ứng trên 70%; con giống nhuyễn thể đáp ứng được 50% nhu cầu thả nuôi. Hơn 90% bò giống ở nước ta được nhân ra từ giao phối trực tiếp nên nguồn gốc không rõ ràng.

Các đề tài nghiên cứu chọn tạo giống chủ yếu tập trung vào các cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, còn cây dài ngày chưa được quan tâm đúng mức, một số đối tượng còn bỏ trống. Số lượng giống được công nhận nhiều nhưng giống chất lượng và giá trị thương mại cao chưa nhiều. Lý giải về vấn đề này, bà Hồng cho biết, chính sách về nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao giống chưa phát huy hết năng lực của toàn xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp và cá nhân, một số chính sách đã được ban hành nhưng triển khai thiếu đồng bộ. Quá trình chuyển giao gống mới vào sản xuất còn thiếu sự gắn kết giữa các Viện nghiên cứu với các đơn vị sản xuất giống, nhất là doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp là cầu nối tiếp nhận giống mới từ các Viện nghiên cứu để sản xuất giống thương phẩm cung cấp cho sản xuất đại trà nhưng thời gian vừa qua liên kết này còn thiếu chặt chẽ. Vai trò của doanh nghiệp trong chuyển giao giống mới vào sản xuất chưa được phát huy, mặc dù hiện nay doanh nghiệp là những đơn vị chủ lực cung cấp giống cho sản xuất. Công tác quản lý nhà nước về giống còn nhiều bất cập.

Đẩy mạnh xã hội hóa

Để nâng cao công tác giống cây trồng vật nuôi, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này, theo ông Trần Mạnh Báo- Tổng giám đốc Công ty giống cây trồng Thái Bình, nhà nước cần sớm xây dựng Luật về Giống cây trồng và đổi mới thủ tục công nhận và phát triển giống mới. Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược phát triển ngành giống nông nghiệp Việt Nam, trong đó xác định vai trò vị trí của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực này, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và sở hữu trí tuệ. Đồng thời, cần tạo điều kiện và giúp đỡ các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, không phân biệt giữa cơ sở nhà nước với doanh nghiệp. Để ngành giống nông nghiệp thực sự là động lực phát triển của nền nông nghiệp thì nhà nước phải giúp các doanh nghiệp và các tác giả bảo vệ bản quyền giống cây trồng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa.

Tại Hội nghị, các đại biểu đề xuất, thời gian tới cần tiếp tục nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ về giống bao gồm bảo tồn và khai thác quỹ gen, nghiên cứu chọn tạo giống, nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở giống ở Trung ương và địa phương theo hướng đồng bộ và hiện đại. Đồng thời đổi mới cơ chế chính sách trong đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng vật nuôi.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, công tác nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao giống cây trồng vật nuôi có vị trí quan trọng đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng đến nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, công tác giống phải có sự thay đổi về cách tiếp cận, không chỉ nâng cao năng lực chọn tạo giống mà còn nâng cao năng suất, kịp thời cung ứng các giống thương phẩm chất lượng đem lại thu nhập nông dân.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: Một nền nông nghiệp cạnh tranh thành công chắc chắn phải bắt đầu từ ngành giống đạt trình độ của quốc tế. Cụ thể, đối với ngành trồng lúa, thay vì tập trung chọn tạo giống có năng suất cao, ngắn ngày, cần tạo ra những giống lúa có chất lượng, và chất lượng đó phải được thể hiện thông qua sự đánh giá của thị trường và phải được thị trường trả giá cao hơn và bền vững hơn.

Nguyễn Hạnh

công thương

Các tin tức khác

>   Sản lượng càphê niên vụ 2014-2015 cả nước dự kiến giảm 20% (05/12/2014)

>   Vựa lúa ĐBSCL đối mặt "nguy cơ kép" biến đổi khí hậu và thủy điện (05/12/2014)

>   Ba giải pháp để hàng nông sản tránh 'được mùa mất giá' (04/12/2014)

>   Rẻ hơn trà đá, người dân ngậm ngùi đốt mía (04/12/2014)

>   Việt Nam tốn trăm triệu đô mua hạt giống (04/12/2014)

>   Philippines hạ mục tiêu về sản lượng lúa gạo trong năm 2014 (02/12/2014)

>   Năm 2015: Nhiều triển vọng cho ngành Cà phê (01/12/2014)

>   Khẳng định chất lượng giống “made in Việt Nam” (01/12/2014)

>   Nguồn cung thịt heo cuối năm: Đủ hàng, giá không tăng (01/12/2014)

>   Trung Quốc ăn gạo Việt Nam nhiều nhất (30/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật