Chủ Nhật, 28/12/2014 11:03

Doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Trong năm tới, thay vì xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho từng lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp có thể chủ động tự khai báo xuất xứ trên hóa đơn thương mại.

Dự kiến vào khoảng đầu năm tới, doanh nghiệp sản xuất sẽ được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu sang Indonesia, Philippines và Lào. Đây là một dự án thí điểm mà Việt Nam tham gia nhằm chuẩn bị cho việc áp dụng rộng rãi cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho toàn khối ASEAN vào năm 2015, song song với hệ thống thông thường như hiện nay.

Tại một hội thảo do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức vào cuối tháng 11-2014, ông Vương Đức Anh, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết dự án này sẽ kéo dài khoảng một năm. Sau đó, các nước ASEAN sẽ cùng thống nhất về việc áp dụng, và đối tượng doanh nghiệp cũng như thị trường áp dụng sẽ rộng hơn chứ không bó hẹp như trong dự án thí điểm này.

Không chỉ với ASEAN, tự chứng nhận xuất xứ là xu thế trong các hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam chuẩn bị tham gia, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các thị trường lớn như Mỹ.

Do đó, Bộ Công Thương cũng tính toán chuyển dần từ việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ sang hình thức doanh nghiệp tự chứng nhận, ông Vương Đức Anh cho biết.

Mặc dù không có nhiều doanh nghiệp đang xuất khẩu hàng hóa qua ba thị trường nêu trên, nhưng đây có thể là cơ hội để doanh nghiệp tích lũy kinh nghiệm về tự chứng nhận xuất xứ nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do sắp tới.

Đỡ mất thời gian cho doanh nghiệp

Bà Trương Thị Bình, Giám đốc kinh doanh tại Công ty cổ phần Gỗ Đức Thành, cho biết sản phẩm của công ty chủ yếu làm từ gỗ rừng trồng, như gỗ cao su, nên có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khá thuận lợi, tuy nhiên, việc đi lại xin chứng nhận này làm mất thời gian của doanh nghiệp.

Sau khi nộp đủ hồ sơ, thường phải 2-3 ngày sau doanh nghiệp mới nhận được giấy chứng nhận xuất xứ. Hiện công ty đang sử dụng ba nhân viên cho việc xin giấy chứng nhận xuất xứ, khai hải quan...

Theo bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), với việc phải xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho từng đơn hàng như hiện nay, doanh nghiệp phải tốn chi phí, thời gian và dễ bị phạt vì giao hàng trễ.

Cụ thể, nhiều doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa rồi mới xin C/O. Nếu hàng hóa là sản phẩm đặc biệt, doanh nghiệp phải giải trình, chứng minh và nơi cấp C/O cũng phải đến doanh nghiệp để kiểm tra, chứng thực. Theo đó, có khi hàng hóa đã cập cảng, nhưng giấy tờ C/O chưa hoàn thành nên doanh nghiệp phải lưu hàng hóa ở kho bãi và bị phạt vi phạm hợp đồng vì giao hàng chậm.

Đó là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà với việc xin C/O để hưởng ưu đãi trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã mất công đàm phán và tham gia ký kết.

Theo bà Hương, vì thấy phiền hà khi phải làm thêm thủ tục, nhiều doanh nghiệp chỉ xin C/O khi nhà nhập khẩu yêu cầu.

Với việc cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhiều người kỳ vọng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan. Bởi doanh nghiệp sẽ bớt được chi phí, thời gian và tăng sự chủ động. Thay vì phải đi xin C/O do tổ chức được Chính phủ ủy quyền cấp, doanh nghiệp đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ sẽ tự lập một tờ khai hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và gửi cho nhà nhập khẩu. Tờ khai hóa đơn bắt buộc phải được ký bằng tay và ghi đầy đủ họ tên người ký. Nhà nhập khẩu sẽ xuất trình tờ khai hóa đơn này cho cơ quan hải quan tại thời điểm nhập khẩu để được hưởng các đối xử ưu đãi.

... đọc tiếp tại đây

Thu Nguyệt

tbktsg

Các tin tức khác

>   TP.HCM tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng kinh tế hợp lý (28/12/2014)

>   EU chấm dứt điều tra chống trợ cấp đối với sợi Việt Nam (27/12/2014)

>   Dồn lực cho tôm xuất khẩu (27/12/2014)

>   Hoàn thành sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước vào 2015 (27/12/2014)

>   Vinalines: Giá cổ phiếu sẽ ở mức nào? (27/12/2014)

>   Ba "siêu" dự án giao thông chuẩn bị đưa vào khai thác (27/12/2014)

>   'Điểm danh' các dự án đường thủy gọi vốn tư nhân sắp triển khai (27/12/2014)

>   Nhìn lại thị trường viễn thông năm 2014: Năm của thay đổi “ghế nóng” (27/12/2014)

>   Xuất khẩu thủy sản đạt mức kỷ lục (27/12/2014)

>   Lo tìm nguồn gỗ nguyên liệu (27/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật