Tranh chấp căng thẳng cần kiện ra tòa
Khi chưa có Luật Nhà ở (trước ngày 1-7-2006) thì lúc mua bán, giữa chủ đầu tư và người dân phải thỏa thuận rõ đâu là khu vực sở hữu chung, đâu là nơi thuộc sở hữu của chủ đầu tư. Nhưng hiện nay, sau khi Luật Nhà ở có hiệu lực thì bắt buộc chủ đầu tư phải thể hiện vấn đề này vào trong hợp đồng mua bán. Theo khoản 3 Điều 70 Luật Nhà ở thì “phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm: Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, gas, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào”.
Đối với những hợp đồng trước đó không ghi tầng hầm thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư hay phần sở hữu chung thì cần dựa vào hồ sơ phê duyệt dự án của các cơ quan chức năng để xác định. Trường hợp cư dân muốn đòi lại quyền lợi vì cho rằng tầng hầm là của mình thì cư dân phải khởi kiện ra tòa. Khi đó, cư dân phải nắm được hồ sơ phê duyệt dự án để chứng minh được là chủ đầu tư chiếm dụng phần sở hữu này sai quy định.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM
Nhiều tranh chấp đang diễn ra
Việc tranh chấp về tầng hầm chung cư không phải hiếm. Thời gian qua, người dân và chủ đầu tư chung cư 584 quận Tân Phú (TP.HCM), chung cư 4S (quận Thủ Đức, TP.HCM) cũng rơi vào trường hợp này.
Ông Đỗ Quốc Thắng, Trưởng ban Quản trị chung cư 4S, cho biết trong hợp đồng không ghi rõ là tầng hầm thuộc quyền quản lý của cư dân hay chủ đầu tư. Một tháng chủ đầu tư thu lợi từ việc giữ xe ở tầng hầm khoảng 40-50 triệu đồng. Đáng lẽ ra số tiền này phải đưa về cho ban quản trị nhằm làm nguồn kinh phí cho các hoạt động của chung cư nhưng chủ đầu tư lại giữ...
|