Thứ Sáu, 07/11/2014 10:39

Vay hỗ trợ mua nhà: Càng nhiều ưu đãi, càng không mặn mà!

Sau khi nới điều kiện vay gói 30.000 tỉ đồng về diện tích, giá bán; kéo dài thời gian vay thì gần đây nhất, Ngân hàng Nhà nước lại nghiên cứu nới thêm điều kiện với tổng giá trị vay không quá 1,05 tỉ đồng. Tuy nhiên, người mua nhà có nhu cầu thực lại không mặn mà với những chương trình ưu đãi này.

* Luẩn quẩn chờ xác nhận vay gói 30.000 tỷ đồng

Gánh nặng trả nợ

Chị Nguyễn Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) vui mừng phấn khởi được vay gói 30.000 tỉ đồng khi mua một căn hộ 55m2 tại dự án Kim Văn, Kim Lũ (Hoàng Mai, Hà Nội). Dù đã tính toán số tiền phải trả hăng tháng, nhưng với gia đình chị vẫn là gánh nặng. Chị Hằng cho biết: “Thu nhập 2 vợ chồng khoảng 20 triệu một tháng nhưng con nhỏ, tiền thuê nhà khiến tháng nào chúng tôi cũng phải chạy đôn đáo để lo tròn 4 triệu đồng trả ngân hàng. Sắp tới khi ngân hàng giải ngân đợt đóng cuối, số tiền hàng tháng phải trả lên 6 triệu đồng. Khoản tiền này đang quá sức với vợ chồng tôi. Thà thuê nhà hơn 2 triệu đồng/tháng còn đỡ lo hơn có nhà phải trả gấp 3 lần số đó”.

Gia đình chị Hằng cũng giống như nhiều gia đình trẻ khác đang phải gồng mình trả nợ ngân hàng khi mua nhà dù được vay vốn ưu đãi. Có một nghịch lý khi nhiều ngân hàng đang tìm cách tư vấn, hỗ trợ tới từng khách hàng vay ưu đãi mua nhà thì người dân lại quay sang thuê. Anh Đỗ Trọng Ninh (Cầu Giấy, Hà Nội) tính toán: “Hiện nay những dự án đủ điều kiện vay gói 30.000 tỉ đồng đều nằm ở vùng ven. Vợ chồng tôi làm ở nội đô nên việc đi lại rất khó khăn. Tích luỹ thêm tiền rồi thuê nhà nội đô là giải pháp hiệu quả với gia đình tôi. Số tiền tích luỹ gửi tiết kiệm sẽ có một khoản để trả tiền thuê”.

Bà Nguyễn Hoài An - Quản lý cao cấp của đơn vị tư vấn bất động sản CBRE - cho biết, mua nhà chỉ phù hợp hơn nếu người mua có khả năng trả trước được từ 56% giá trị nhà, nếu tự trả ít nên thuê nhà. “Người mua nhà chỉ nên vay khi số tiền cả gốc lẫn lãi phải trả hằng tháng cho ngân hàng không quá 50% thu nhập trước thuế. Nếu số tiền này lên tới 70% là rủi ro, không còn đủ để sống, chính vì thế buộc phải giảm mức vay và dãn thời gian trả nợ” - bà An nói.

Hiện nay, sau hơn 1 năm triển khai gói 30.000 tỉ đồng, chính người đứng đầu ngành xây dựng cũng thừa nhận, do nguồn cung hạn chế nên tiến độ giải ngân gặp khó khăn. Ngoài ra, theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, lãi vay ưu đãi vẫn cao so với thu nhập của người dân.

Nên trao cho người dân cần câu

Trong khi gói 30.000 tỉ giải ngân ỳ ạch, Ngân hàng Nhà nước đưa ra dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 11. Theo đó, bổ sung đối tượng cho vay là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp khi mua nhà ở thương mại (kể cả nhà đất) có tổng giá trị hợp đồng mua bán không vượt quá 1,05 tỉ đồng. Thời gian vay tối đa nâng từ 10 năm lên 15 năm. Ngoài ra, đối tượng này còn được vay để sửa chữa, xây dựng lại nhà.

Trước kiến nghị này, GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho rằng: “Phải trao cho người dân cái cần câu hơn là trao cho họ con cá. Đấy là cách tốt hơn rất nhiều là cách chúng ta bao cấp, cho cái này cái kia. Riêng với gói 30.000 tỉ, chúng ta phải tìm cách để cải thiện thu nhập của người thu nhập thấp. Đây là cái chốt cuối cùng mà chúng ta vẫn chưa có giải pháp, trong khi quốc tế có rất nhiều kinh nghiệm nhưng chúng ta chưa đặt vấn đề học tập cũng như đưa kinh nghiệm đó vào Việt Nam

Đồng quan điểm với ông Võ, TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính - ngân hàng - cũng tỏ ra lo ngại về cách hỗ trợ mua nhà này của Nhà nước. Ông Hiếu cho rằng, khó khăn mà gói 30.000 tỉ đồng gặp phải là cấu trúc tín dụng không thích hợp với khả năng tài chính của người Việt Nam. Thu nhập thấp của người vay cũng như thời hạn cho vay 15 năm như hiện nay là quá ngắn, không tạo điều kiện cho người vay trong việc thanh toán nợ, chưa kể cung không đủ cầu. “Với gói hỗ trợ tín dụng mới sắp triển khai, nếu tính ra số tiền người vay phải trả trong từng tháng (hơn 20 triệu cả gốc và lãi) thì mức thu nhập đó phải gọi là cao. Bởi về nguyên tắc, số tiền phải thanh toán cho NH chỉ chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của hộ gia đình. Như vậy, để có hiệu quả, cấu trúc tín dụng về thời gian phải rất dài, ít nhất là 20 năm, thậm chí là 30 năm” - ông Hiếu nói.

Duy Bách

người lao động

Các tin tức khác

>   Phải công khai chế độ miễn, giảm tiền thuê đất (06/11/2014)

>   FDI tăng - Mừng ít, lo nhiều (06/11/2014)

>   GEM cam kết đầu tư 1,700 tỷ đồng vào Hoàng Anh Gia Lai (06/11/2014)

>   Doanh nghiệp bất động sản - Cổ phần hóa khó vì dự án đóng băng (06/11/2014)

>   TP.HCM sẽ cấp sổ hồng các dự án đang bị thế chấp (06/11/2014)

>   Thị trường đang ở đâu? (06/11/2014)

>   "Đường cong" trăm tỉ triển khai sai quy trình (06/11/2014)

>   Chuyển quyền sở hữu khi giao nhà: Thời điểm nào là hợp lý? (06/11/2014)

>   Khu du lịch Đại Nam đóng cửa, vì sao? (06/11/2014)

>   Cơ chế mới gọi vốn Metro (06/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật