Thứ Sáu, 21/11/2014 09:30

Siết việc nắm cổ phần TCTD khác của NHTM, dư nợ đầu tư cổ phiếu không được quá 5% vốn

NHNN vừa ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN nhằm siết chặt quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và hạn chế việc nắm giữ cổ phần của TCTD khác. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ NHTM. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

* Tối đa bao nhiêu vốn vay ngân hàng được rót vào cổ phiếu?

* VDSC: Đầu tư kết hợp margin không còn "hợp thời" trong ngắn hạn

* Toàn văn Thông tư 36/2014/TT-NHNN 

Cụ thể, theo Thông tư 36, về điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu khi đáp ứng điều kiện đảm bảo các giới hạn về tỷ lệ đảm bảo an toàn, có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và không được cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của NHTM, chi nhánh NH nước ngoài đối với tất cả khách hàng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 13 quy định NHTM, chi nhánh NH nước ngoài không cho vay chứng khoán - bao gồm cả trái phiếu - quá 20% vốn điều lệ).

Ngoài ra, NHTM không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con, công ty liên kết của TCTD để công ty con, công ty liên kết đầu tư kinh doanh cổ phiếu, cho vay để đầu tư kinh doanh cổ phiếu. Khoản cấp tín dụng của NHTM, chi nhánh nước ngoài cho khách hàng để đầu tư cổ phiếu không được bảo đảm bằng chính cổ phiếu đó. NHTM không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu của chính NHTM, trừ trường hợp cho vay với người lao động.

TCTD không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết.

NHTM nắm giữ cổ phiếu không quá 2 TCTD khác

Về quy định nắm giữ cổ phần của TCTD khác, NHTM chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của TCTD khác phải đáp ứng điều kiện tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Đặc biệt, NHTM chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 2 TCTD khác trừ trường hợp là công ty con của NHTM, và chỉ được nắm giữ dưới 5% vốn của TCTD khác đó. Trường hợp mua, nắm giữ cổ phần TCTD khác để tái cơ cấu phải được NHNN chấp thuận.

Được biết, tính đến thời điểm cuối tháng 09/2014, một số ngân hàng (đã công bố BCTC quý 3/2014) đang có tỷ lệ nợ xấu trên 3% gồm NVB (4.94%), Eximbank – EIB (3.36%), ACB (3.07%), MBB (3.06%). Trong đó, Eximbank đang sở hữu gần 10% vốn tại Sacombank (STB). Hay như Vietcombank (VCB), tính đến cuối năm 2013, ngân hàng này đang nắm cổ phần tại các nhà băng bao gồm 9.59% MBB, 8.19% Eximbank, 5.06% OCB và 4.3% Saigonbank (SGB).

Như vậy, đến thời điểm Thông tư có hiệu lực, các ngân hàng này khả năng sẽ có một số thay đổi trong việc nắm giữ cổ phần của các TCTD khác.

Được dùng 60% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn

Về quy định sử dụng nguồn vốn ngắn hạn, TCTD được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn theo tỷ lệ tối đa NHTM 60%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 60%, TCTD phi ngân hàng 200%, ngân hàng hợp tác xã 60%. TCTD được mua đầu tư trái phiếu chính phủ theo tỷ lệ tối đa so với nguồn vốn ngắn hạn gồm NHTM nhà nước 15%, NTHM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài 35%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15%, TCTD phi ngân hàng 5%, ngân hàng hợp tác xã 40%.

Trước đây, theo quy định các NHTM được sử dụng 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, sau đó quy định siết chặt tỷ lệ này chỉ còn 30% kể từ đầu năm 2010. Như vậy, so với các quy định trước, Thông tư 36 đã nới lỏng quy định sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn đối với các NHTM.

Về thanh khoản, TCTD phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản bao gồm NHTM 10%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 10%, TCTD phi ngân hàng 1%, ngân hàng hợp tác xã 10%. Tỷ lệ chi trả VNĐ trong 30 ngày đối với NHTM 50%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 50%, TCTD phi ngân hàng 20%, ngân hàng hợp tác xã 50% và đối với USD là NHTM 10%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 5%, TCTD phi ngân hàng 5%, ngân hàng hợp tác xã 5%.

Về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, TCTD phải duy trì ở mức 90% với NHTM Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 80% với NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100 vốn nước ngoại, ngân hàng hợp tác xã.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn duy trì ở mức 9%.

Tại thời điểm Thông tư có hiệu lực thi hành, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đảm bảo tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ quy định thì phải xây dựng các phương án xử lý và chủ động tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý để tuân thủ đúng quy định.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

Anh Đức

Các tin tức khác

>   Lãi suất cho vay kinh doanh ở mức 9,5-11%/năm (20/11/2014)

>   NHNN hút ròng tiền qua phát hành tín phiếu trong nửa đầu tháng 11 (20/11/2014)

>   BIDV cung cấp khoản tín dụng 30 triệu USD cho đối tác Myanmar (20/11/2014)

>   VietinBank đạt Top 5 Ngân hàng được quan tâm nhất (20/11/2014)

>   Liệu nợ xấu thực sự đã được hóa giải bớt? (20/11/2014)

>   NHNN chính thức ban hành Thông tư 32 nới cho vay hỗ trợ nhà ở (20/11/2014)

>   Dịch vụ ngân hàng điện tử của Sacombank được yêu thích nhất Việt Nam 2014 (20/11/2014)

>   Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phát triển giao dịch điện tử (19/11/2014)

>   Sacombank phát hành thẻ thanh toán đa năng cho cư dân của Novaland (19/11/2014)

>   Tỷ giá quay đầu giảm sau tuyên bố của NHNN (19/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật