Thứ Năm, 20/11/2014 10:10

Ngành gỗ Việt Nam: Cần có định hướng phát triển về sản phẩm

Trong khuôn khổ hoạt động NSO-5, Dự án Hỗ trợ thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) hỗ trợ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện báo cáo nghiên cứu về ngành gỗ Việt Nam.

* Ngành gỗ Việt Nam: Cơ hội tới... 20 tỷ USD?

* Mở cửa hội nhập: DN gỗ nguy cơ “vuột” mất ưu đãi TPP

* Xuất khẩu gỗ: Nhanh nhưng chưa vững

Chế biến gỗ xuất khẩu.

Báo cáo là tài liệu hữu ích cho các doanh nghiệp ngành gỗ, các nhà hoạch định chính sách và các cán bộ đàm phán hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.

Tại hội thảo “Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU” do Dự án EU-MUTRAP phối hợp với VCCI tổ chức ngày 18/11/2014, bà Nguyễn Thị Thu Trang- Giám đốc Trung tâm WTO (VCCI), chuyên gia dự án MUTRAP- cho biết, là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với các sản phẩm chế biến nằm trong nhóm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây, ngành chế biến gỗ đang nhận được sự quan tâm của Chính phủ trong các chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất, thương mại.

Tuy nhiên, các biện pháp chính sách đối với ngành này còn khá rời rạc, thiếu tính hệ thống và do đó hạn chế về hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối táckinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành gỗ đang tỏ ra khá lúng túng khi chưa đưa ra được các đề xuất phương án đàm phán tổng thể cho ngành của mình và vì vậy chưa tận dụng hiệu quả cơ chế tham vấn trong đàm phán thương mại quốc tế mà Thủ tướng Chính phủ đã cho phép.

Theo bà Trang, một trong những nguyên nhân của tình trạng này được cho là ngành thiếu một định hướng phát triển về sản phẩm, thị trường cũng như năng lực sản xuất phù hợp với năng lực, nhu cầu của doanh nghiệp. Từ góc độ quản lý, tương tự như nhiều ngành kinh tế khác, ngành gỗ đã được Chính phủ xây dựng và thông qua các quy hoạch và chiến lược phát triển ngành gỗ. Tuy nhiên, đây hầu hết là các mục tiêu chủ quan từ góc độ quản lý Nhà nước, không có các biện pháp hỗ trợ thực hiện cụ thể và đặc biệt là không gắn trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhằm hỗ trợ ngành gỗ Việt Nam xác định định hướng phát triển phù hợp trong tương lai để từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp, Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu hỗ trợ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện báo cáo ngành gỗ và tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo báo cáo.

Hội thảo, với sự tham gia của các chuyên gia thực hiện báo cáo thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, sẽ chỉ ra thực trạng và triển vọng phát triển ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cũng như đưa ra những khuyến nghị phương án đàm phán FTA Việt Nam – EU về ngành chế biến gỗ.

Lê Kim Liên

công thương

Các tin tức khác

>   Việt Nam và Liên minh châu Âu ký Nghị định thư PCA (20/11/2014)

>   Mỏ đá trong sân bay Biên Hòa (20/11/2014)

>   Mỏ đá trong sân bay Biên Hòa (20/11/2014)

>   Ghế Tổng giám đốc Petro Vietnam đã có chủ mới (20/11/2014)

>   Xây cảng hành khách quốc tế tại Phú Quốc (20/11/2014)

>   Hai con ‘cá mập’ khủng đến từ Thái Lan (20/11/2014)

>   Các hãng taxi Hà Nội mãi cũng chịu giảm giá cước (19/11/2014)

>   Doanh nghiệp dệt may Việt dự hội chợ nguồn hàng tại Australia (19/11/2014)

>   Nhiều triển vọng xuất khẩu cuối năm (19/11/2014)

>   Lên đời Tổng công ty, MobiFone chọn ai làm đối tác? (19/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật