Ngành dệt may chuẩn bị đi vào “hậu chung cuộc”
Ông Trần Việt, Trưởng Ban thị trường - Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng ngành dệt may Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn “hậu chung cuộc”, tạo cơ hội để phát triển bền vững.
Theo Trần Việt (thứ 2 từ phải sang) chia sẻ tại hội thảo ““Cơ hội 2015-2016: Kinh doanh trong thế cờ thay đổi”.
|
Theo ông Việt chia sẻ tại hội thảo ““Cơ hội 2015-2016: Kinh doanh trong thế cờ thay đổi” chiều 31/10, quá trình “khai cuộc” ngành dệt may bắt đầu từ những năm 2000- 2001, khi hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 1994 được ký kết. Vào thời điểm này, doanh nghiệp trong nước xuất khẩu nhiều, đặc biệt cơ hội từ thị trường Mỹ rất lớn.
Song, trong quá trình triển khai đã có những va chạm như vấp phải vấn đề về kỹ thuật, về chính sách bảo hộ của Mỹ.
Tiếp theo đó là giai đoạn “chung cuộc” từ 2006 – 2007. Điểm nổi bật trong giai đoạn này là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra vào năm 2007. Khi đó, mức độ tiêu dùng đều suy giảm, các nhà bán lẻ mua lại công ty quản lý thương hiệu, các nhà nhập khẩu bán lẻ thu hẹp lại, ngành dệt may thế giới chuyển sang các nước khác có chi phí thấp hơn theo mô hình đàn sếu bay, mà cụ thể lúc này Việt Nam, Banglades, Indonesia là những ứng cử viên nổi lên.
Năm 2007 cũng là năm Việt Nam chính thức là thành viên WTO, chế độ hạn ngạch chấm dứt và dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ.
Thời gian này, Việt Nam cũng đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương với Nhật Bản và Hàn Quốc. Cùng với WTO, những hiệp định này tạo điều kiện cho dệt may Việt Nam phát triển mạnh sang thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc. Tuy nhiên, cùng với cơ hội thì phía Mỹ cũng đặt ra cơ chế giám sát hàng dệt may, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự ứng phó, làm quen với các quy định, quy chuẩn.
Hiện nay, dệt may Việt Nam đang bước vào giai đoạn “hậu chung cuộc”. Điều này được thể hiện thông qua làn sóng Hiệp định thương mại từ do (FTA), tạo cơ hội cuối cùng để dệt may bứt phá về mặt quy mô, chất lượng.
Đối với hiệp định TPP, ông Việt cho biết thị trường Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường lớn nhất chúng ta hướng đến. Hiện nay, mức thuế suất bình quân của Mỹ là 17-18% (tính trên giá FOB), mức thuế suất cao nhất trong các loại hàng hóa tiêu dùng. Thị trường EU thì thấp hơn, thuế suất từ 10-12%, Nga khoảng 10%.
“Nếu như toàn bộ thực hiện theo hiệp định thương mại tự do là giảm thuế xuống, cơ hội mở ra cho ngành dệt là vô cùng lớn", ông Việt cho biết thêm.
Tuy nhiên, theo ông Việt đi kèm đó là thách thức vô cùng lớn, đó là quy tắc về xuất xứ.
Vì vậy, trong khâu đàm phán, ngoài Chính phủ và doanh nghiệp phải cùng tham gia. Phải chuẩn bị cho giai đoạn “hậu chung cuộc”, chuyển từ tự phát sang tự giác, bị động sang chủ động, chủ động từ khâu đàm phán, xây dựng về lộ trình xuất xứ và xây dựng khung pháp lý.
Hệ quả tiếp theo là chúng ta cần xây dựng một chuỗi cung ứng, nếu không sẽ mất cơ hội vào nhà đầu tư nước ngoài như Trung Quốc.
Những doanh nghiệp lớn tận dụng phát triển thành chuỗi, doanh nghiệp nhỏ phải đưa mình vào chuỗi lớn hơn, hợp tác với đối tác nước ngoài dựa trên lợi thế so sánh của mình, mạnh về may gia công, hiệp định thương mại, quy hoạch chi tiết từng địa phương, doanh nghiệp trong nước nên đi trước để doanh nghiệp nước ngoài buộc phải theo, ông Việt nói thêm.
Sanh Tín ghi
|