Thứ Hai, 03/11/2014 08:10

Kinh doanh trên thời khắc và phải “nghĩ xa hơn”

Tại một hội thảo diễn ra tại TPHCM vào cuối tháng 10 vừa qua, các chuyên gia kinh tế đều thừa nhận, thế cờ kinh doanh không những của Việt Nam mà cả thế giới đã thay đổi và doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo để bắt kịp xu hướng.

 Bà Phạm Chi Lan và ông Võ Trí Thành.

Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, hiện thế giới - Việt Nam và khu vực đang ở thời khắc quan trọng, đánh dấu bước quá độ của cách làm ăn mới, cách sống mới.

Với thời khắc này, cái cũ vẫn có thể dùng tiếp nhưng muốn vươn lên thì phải dùng cái mới, tuy nhiên lại có rủi ro.

Tư tưởng về phát triển thay đổi thành “sáng tạo, xanh và bền vững” – đây phải coi là chiến lược gắn liền với quá trình làm ăn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bị tẩy chay bởi một trong những từ này thì doanh nghiệp cũng sẽ “ra đi” - ông nhấn mạnh.

Ở giai đoạn quá độ, tất cả hoạt động kinh doanh đều chuyển biến có tính cách mạng, đó là tốc độ dịch chuyển của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn, lao động và đặc biệt là thông tin rất nhanh. Dịch chuyển từ cả đầu đi và điểm đến cuối cùng.

Nhiều hiệp định thương mại song phương quan trọng như TPP, Asean+6, Việt Nam-EU… về nguyên tắc đều sẽ được ký kết trong năm 2015. Bên cạnh đó một Nghị quyết rất mới về công nghệ thông tin (CNTT) cũng sắp được phổ biến rộng rãi. Điểm đáng lưu ý đó là sẽ xem CNTT là nền tảng cơ bản để thay đổi năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và đây sẽ là lĩnh vực không chỉ bám theo các nước đi trước mà dần dần đi cùng.

Như vậy hàm ý kinh doanh ở đây là tốc độ và thời khắc “moment”. Vì thế, doanh nghiệp đừng bao giờ nghĩ mình là nhỏ và phải chọn thị trường ngách trong kinh doanh.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lại đặt câu hỏi, trong thời gian tới thế cờ kinh doanh đã thay đổi nhưng doanh nghiệp phải thay đổi như thế nào để có thể đi theo xu hướng chung?

Bà dẫn chứng, Việt Nam có lợi thế trong ngành dệt may là giá nhân công rẻ nhưng có sẵn sàng cho bối cảnh phát triển công nghệ thay vì may bằng nhân công? Hiện đã bắt đầu có chiều hướng nhà máy Hoa Kỳ chuyển từ Trung Quốc về Mỹ để chuyển sang công nghệ chứ không tận dụng nhân công giá rẻ.

Rõ ràng, thế cờ thay đổi trong thời gian tới nhưng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thì phải nghĩ xa hơn. Bên cạnh đó, thế cờ này cũng cần phải được nhìn nhận từ cả Nhà nước và doanh nghiệp. Bởi kịch bản sợ nhất đối với Việt Nam là dành quá nhiều ưu đãi cho khu vực FDI, để lấy danh nghĩa về xuất hàng nhiều ra thế giới, đẩy vào tình thế nước ngoài xuất chiếm 70% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp hiện nay.

Câu hỏi đặt ra là thế cờ mới hiện nay có lợi cho ai doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài? “Chơi theo kiểu trói tay nhà mình để ưu đãi cho nước ngoài thì lợi ích về ai? Hội nhập để mạnh lên, mượn thế bên ngoài để lớn chứ không phải để Việt Nam bé đi!” – bà Lan nhấn mạnh.

Thanh Nụ

Các tin tức khác

>   ​Ai trả phí soi chiếu an ninh sân bay? (01/11/2014)

>   Bộ trưởng Hàn góp ý cải cách cho Việt Nam (01/11/2014)

>   Tái cơ cấu VNPT: Doanh nghiệp hiệu quả cần tạo điều kiện phát triển (01/11/2014)

>   Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước: Chậm và chưa mang tính đột phá (01/11/2014)

>   Kinh tế lệ thuộc Trung Quốc khiến đại biểu bức xúc (01/11/2014)

>   Việt Nam-Nga ưu tiên hàng đầu về phát triển nuôi trồng thủy sản (31/10/2014)

>   Đầu tư hơn 1 tỷ USD ra nước ngoài trong 9 tháng (31/10/2014)

>   Giá gas tại TPHCM giảm 40.000 đồng một bình 12kg (31/10/2014)

>   Đại biểu Quốc hội lo lắng cho “sức khỏe” của doanh nghiệp (31/10/2014)

>   7 tháng thoái vốn ngoài ngành gấp 3 lần cả năm 2013 (31/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật