Thứ Hai, 10/11/2014 14:17

Doanh nghiệp bất động sản “khóc” với tiền ký quỹ

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có kiến nghị lên Ban soạn thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) về nội dung bản dự thảo luật lần này. Trong đó, “điểm nóng” nhất - đó chính là việc nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Cụ thể, theo Điều 42 của Luật Đầu tư (sửa đổi) về điều khoản bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trong đó có yêu cầu NĐT phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án từ 1 - 3% vốn đầu tư của dự án và được hoàn trả cho NĐT.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA - cho rằng, điều khoản này hoàn toàn đúng và phù hợp thực tế đối với tất cả các dự án đã được Nhà nước giải phóng mặt bằng rồi mới giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư kinh doanh. Ví dụ: NĐT nhận mặt bằng đã được giải phóng để lập dự án khu công nghiệp, khu du lịch, cơ sở thương mại, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, xây dựng nhà máy… thì phải ký quỹ bởi vì NĐT đã không phải bỏ chi phí để giải phóng mặt bằng.

“Do vậy, việc bắt buộc nhà đầu tư phải ký quỹ trong những trường hợp này là đúng để bảo đảm việc thực hiện dự án. Nhưng, đối với NĐT tự mình đã bỏ chi phí giải phóng mặt bằng rồi mới được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư kinh doanh, thì những trường hợp này vẫn quy định NĐT phải ký quỹ như tại khoản 1 điều 42 là không đúng, không hợp lý” - ông Châu nhận xét.

Theo ý kiến của các DN phản hồi lên HoREA, thì việc quy định mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án từ 1 - 3% vốn đầu tư của dự án là quá cao và không phù hợp với thực tế. Bởi vì, khái niệm “vốn đầu tư của dự án” nếu được hiểu là “tổng mức đầu tư của dự án” thì bao gồm toàn bộ chi phí tạo quỹ đất của dự án, chi phí xây dựng hạ tầng, chi phí xây dựng công trình, chi phí lắp đặt trang thiết bị, máy móc, cảnh quan…

Như vậy, việc xác định mức ký quỹ như trên chỉ đúng trong trường hợp NĐT thực hiện một công trình hoặc một cụm công trình như chung cư, nhà máy, khách sạn, resort, bệnh viện, khu thương mại… Nhưng, sẽ không đúng và không phù hợp trong trường hợp NĐT phát triển các dự án BĐS lớn với tư cách là NĐT cấp 1, sau khi đầu tư hạ tầng dự án sẽ có nhiều NĐT cấp 2, kể cả người tiêu dùng (người mua nền nhà) tiếp tục đầu tư các công trình xây dựng, thương mại, dịch vụ, nhà ở theo quy hoạch của dự án. Do vậy, mức ký quỹ từ 1 - 3% trong một số trường hợp sẽ là con số khổng lồ.

Ví dụ như Dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) có tổng dự toán khoảng 22 tỉ USD, nếu ký quỹ 1% sẽ là 220 triệu USD, những dự án BĐS có quy mô nhỏ thì số tiền ký quỹ cũng lên tới hàng trăm triệu đồng. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 42 cho hợp lý và tạo điều kiện cho NĐT có thể thực hiện được nghĩa vụ này mà vẫn phát triển thành công dự án. Một hệ quả cũng cần được quan tâm xem xét nghiêm túc, đó là toàn bộ chi phí của việc ký quỹ cũng sẽ được NĐT tính vào giá thành sản phẩm và cuối cùng người tiêu dùng là người sẽ gánh chịu.

HoREA đã đưa ra đề nghị sửa đổi, để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư; thứ nhất, NĐT phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án từ 5 - 10% chi phí GPMB; Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tỉ lệ ký quỹ tùy theo chính sách thu hút đầu tư của địa phương; Tiền ký quỹ được hoàn trả cho NĐT theo tiến độ và tỉ lệ giải phóng mặt bằng tương ứng. Không áp dụng ký quỹ đối với dự án NĐT đã tạm ứng tiền giải phóng mặt bằng; dự án NĐT đã giải phóng mặt bằng; dự án NĐT đã được tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư cấp bảo lãnh đầu tư hoặc cam kết cung cấp vốn, tín dụng để thực hiện dự án.

Gia Miêu

lao động

Các tin tức khác

>   Nam Long: Đã bán 1,300 căn hộ, sẽ có EHome tại Hà Nội (10/11/2014)

>   Dự án chung cư cao cấp nội đô thành hàng "độc" (10/11/2014)

>   "Cò" đất "đón gió" dự án sân bay Long Thành (10/11/2014)

>   Ăn chênh căn hộ: Chưa thoát chết, đã lộ lòng tham (10/11/2014)

>   3 cổ đông trong công ty của ông Dũng ‘Lò Vôi’ (09/11/2014)

>   Được làm một số hạng mục khi chưa có giấy phép xây dựng (08/11/2014)

>   Không được làm đường cao hơn nhà dân (08/11/2014)

>   Bỗng dưng mang nợ tiền tỉ (08/11/2014)

>   Dự án bất động sản khu vực Mê Linh mất giá (08/11/2014)

>   Nhiều dự án chung cư mở bán dịp cuối năm (08/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật