Thứ Năm, 09/10/2014 10:31

Xuất khẩu rau quả sang EU: Việt Nam không thể yêu cầu sự ưu đãi đặc biệt

Vụ Thị trường châu Âu vừa phát đi cảnh báo của Liên minh châu Âu (EU) về việc rau, quả Việt Nam có thể bị cấm XK sang EU. Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) về việc này.

* Sẽ ngừng xuất khẩu rau quả sang EU

* Châu Âu ra "tối hậu thư" với hoa quả Việt Nam

Ông Trần Ngọc Quân

Xin ông cho biết cụ thể về cảnh báo của EU với rau quả của Việt Nam. Nếu bị cấm thì XK rau, quả sang EU sẽ bị tác động như thế nào?

Tính từ ngày 1-2-2014 đến nay, Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng (DG SANCO) của Ủy ban châu Âu (EC) đã được các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông báo 3 lần liên tiếp về việc 3 chuyến hàng NK từ Việt Nam vào EU bị phát hiện vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng bị cấm trên cây húng quế và mướp đắng.

Theo quy định của EU, trong 1 năm, nếu có 5 vụ cảnh báo liên tiếp thì EU sẽ tạm dừng NK và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng kháng sinh. Như vậy, nếu phát hiện thêm 2 lô hàng nữa trong thời gian từ nay đến ngày 1-2-2015 thì EU sẽ chính thức ban hành lệnh cấm NK rau, quả từ Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ một số loại rau thơm, rau gia vị của Việt Nam (gồm húng quế, ớt, cần tây, khổ qua và ngò gai) bị cấm chứ không phải rau, quả nói chung của Việt Nam.

Nếu bị cấm XK sang EU sẽ tác động về mặt uy tín cho hàng hóa Việt Nam nói chung, đặc biệt tác động không nhỏ đến người nông dân. Mỗi năm, XK rau thơm, rau gia vị của Việt Nam sang EU khoảng gần 1 triệu USD, so với kim ngạch XK của cả nước không lớn nhưng để XK được 1 triệu USD rau gia vị thì đây là con số không nhỏ.

Mỗi năm Việt Nam XK 15.000 lô hàng sang EU, lớn hơn rất nhiều so với số lô hàng mà EU quy định khi vi phạm. Chúng ta có thể kiến nghị nâng quy định này lên được không?

Quy định của EU áp dụng đối với tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Do vậy, Việt Nam không thể yêu cầu sự ưu đãi đặc biệt nào. Vấn đề là, chúng ta phải kiểm soát số lô hàng bị vi phạm. Biện pháp các cơ quan quản lý đang dùng là xin tạm thời dừng XK để kiểm tra, đánh giá chất lượng thay vì để họ cấm XK. Sau khi ổn định, DN lại tái XK, lúc đó chúng ta sẽ chủ động hơn.

Việc dừng XK như vậy có khiến DN Việt Nam bị mất thị trường không, thưa ông?

Rau thơm, rau gia vị chủ yếu phục vụ cho cộng đồng người Việt và chủ yếu bán ở các chợ châu Á và bán một số lượng rất ít cho người dân bản địa (khi họ lấy người Việt Nam). Vậy nên, tôi cho rằng, nếu bảo mất thị trường là tương đối khó. Trước đây, Việt Nam đã từng tự động tạm ngừng XK để kiểm tra chất lượng.

Tất nhiên, cũng có thời điểm khi rau của Việt Nam tạm dừng XK thì người tiêu dùng sẽ chọn rau của nước khác để thay thế. Nhưng khi Việt Nam XK lại, tôi tin rằng, cộng đồng người Việt vẫn sẽ chọn rau của Việt Nam. Bởi lẽ, rau gia vị của Việt Nam khác với các nước khác, ví dụ tỏi Việt Nam và Trung Quốc chất lượng khác hẳn nhau, người Việt vẫn thiên về chọn tỏi Việt Nam. Với rau húng, bạc hà cũng vậy.

Người nông dân sẽ bị tác động lớn với lệnh cấm của EU (ảnh minh họa).

Do EU có thói quen “đánh” toàn ngành hàng chứ không căn cứ vào “danh tính” DN vi phạm. Do vậy, các cơ quan chức năng phải có nghĩa vụ kiểm tra các lô hàng XK đi, đồng thời xây dựng danh sách những DN “rơi” vào vòng kiểm soát để hạn chế hoặc xem xét kỹ chất lượng, tránh ảnh hưởng đến cộng đồng DN nói chung.

Việc dừng XK các lô hàng có sự thống nhất của các bộ ngành, đồng thời cũng có sự tính toán để có bước đi ổn định khi XK vào EU. Nếu chạm đến “ngưỡng” bị cảnh báo nhiều quá thì chúng ta phải tự động dừng XK để kiểm tra. Việc tạm ngừng XK sẽ đỡ hơn nhiều so với với việc bị cấm XK, khi đó Việt Nam sẽ phải xin phép XK lại, rất mất thời gian.

Xin cảm ơn ông!

Phan Thu (thực hiện)

hải quan

Các tin tức khác

>   Bỏ tiền tỷ nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (09/10/2014)

>   Cuộc chơi tay ba của nông sản Việt (09/10/2014)

>   Giá cà phê tăng (08/10/2014)

>   Đã phân giao hạn ngạch nhập khẩu 77.200 tấn đường (07/10/2014)

>   Sau 15 năm, FDI vào nông nghiệp giảm 30 lần (07/10/2014)

>   Lốc xoáy quật đổ gần 100ha cao su, người dân ngất xỉu (06/10/2014)

>   Trồng cacao hữu cơ, nguồn lợi tăng thêm từ 40-50 triệu đồng (06/10/2014)

>   Hạn hán ở Brazil đẩy giá càphê leo lên mức “đỉnh” của 5 năm (03/10/2014)

>   Thái Lan và Malaysia ủng hộ Indonesia thiết lập giá sàn cao su (03/10/2014)

>   Hạn hán cực kỳ nghiêm trọng: Chính phủ chỉ đạo hành động quyết liệt (04/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật