Thứ Sáu, 31/10/2014 13:35

TS Alan Phan: Bất động sản không có thay đổi lớn nào trong vài năm tới

Trao đổi với người viết, TS Alan Phan cho rằng sự khác biệt giữa thị giá trên thị trường bất động sản Việt Nam và khả năng chi trả người tiêu dùng vẫn khá cao. Theo đó, sẽ không có một thay đổi lớn lao gì trong tình hình hiện tại trong vài năm tới.


TS Alan Phan

Cho đến thời điểm này, ông nhìn nhận mặt bằng giá bất động sản Việt Nam đang ở đâu? Xu hướng trong thời gian tới như thế nào?

TS Alan Phan: Dù có giảm giá ở phân khúc căn hộ cao cấp, nhưng sự cách biệt giữa thị giá và khả năng chi trả của đa số người tiêu dùng vẫn còn khá cao. Các yếu tố ngoại vi vẫn không có gì mới: nợ xấu, thu nhập đầu người, ngân sách hỗ trợ…Cho nên tôi không nghĩ có một thay đổi lớn lao nào trong tình hình hiện tại trong vài năm tới.

Theo ông, điểm nghẽn lớn nhất của thị trường bất động sản Việt Nam nằm ở đâu và cách nào để tháo gỡ?

Tôi nghĩ là quan niệm “cơ chế pháp lý” phải được thay đổi để tạo tài sản thực sự trên khía cạnh pháp lý và tâm lý cho người tiêu dùng, cũng như cho hệ thống ngân hàng và những nhà đầu tư nội và ngoại.

Trong bối cảnh thị trường còn chưa hết khó khăn, rất nhiều dự án trong nước thông báo đã bán hết mặc dù chỉ mới khởi công xây dựng. Ông có bình luận gì về vấn đề này không?

Rất khó phân biệt giữa PR và dữ kiện khoa học tại Việt Nam. Tôi chỉ tin khi có những nghiên cứu viên “độc lập” lập trình rõ ràng các chi tiết, với đầy đủ cơ sở cho mọi kết luận.

Theo ông thì có hay không dòng tiền đầu cơ từ nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam? Nếu có thì thị trường bất động sản đối mặt với lợi ích và rủi ro nào?

Trên thị trường tài chánh quốc tế, luôn luôn có những dòng tiền mạo hiểm và cơ hội. Thậm chí, có một vài quỹ đầu tư đổ tiền vào Afghanistan.

Nếu tôi có một dự án bất động sản thì bất cứ ai đem đến cho tôi “tiền tươi thóc thật” và cho phép tôi chốt lời tốt, thì tôi sẽ không ngần ngại nói “thank you”. Các nhà đầu tư, bên mua hay bán, đều biết rất rõ lợi ích và rủi ro của mình.

Theo ông, đang có sự dịch chuyển dòng tiền như thế nào giữa các kênh đầu tư hiện nay?

Hàng ngày trên khắp thế giới, dòng tiền luôn luôn tìm chỗ trũng để hưởng lợi nhiều nhất với tỷ lệ rủi ro thấp nhất. Cái khác biệt ở Việt Nam là nhà đầu tư Việt phải chịu nhiều giới hạn trong biên giới nên lựa chọn không nhiều…và kênh đầu tư nào cũng khá rủi ro.

Ông đánh giá gì về môi trường đầu tư tại Việt Nam?

Như đã nói, đây là môi trường nhiều rủi ro, được thế giới xếp vào hạng “ngoại biên” (frontier). Nhờ vậy, khả năng kiếm lời cũng rất cao, nếu nhà đầu tư có quan hệ tốt.

Còn với thị trường chứng khoán Việt Nam, ông từng cho rằng dễ bị thao túng do quy mô chưa lớn. Vậy ông có lời khuyên gì cho nhà đầu tư khi đầu tư vào đây?

Người nào có tiền để dự cuộc chơi ở Việt Nam chắc chắn không cần lời khuyên của tôi. Theo quan sát cá nhân, chỉ những nhà đầu tư “tay trong” (insider) mới thắng được.

Xin cám ơn ông!

Sanh Tín thực hiện

Các tin tức khác

>   Thủ tướng quyết định huỷ xây sân golf Phan Thiết (28/10/2014)

>   Người nước ngoài mua nhà: "Đất đai không có chân" (28/10/2014)

>   Đã bố trí 5.517 tỷ đồng cho dự án Nhà Quốc hội (28/10/2014)

>   Ký hợp đồng bán cổ phần dự án đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng (27/10/2014)

>   Xây cầu Thủ Thiêm 2 sẽ làm chậm tiến độ sản xuất tên lửa? (27/10/2014)

>   Thuê chuyên gia Nhật thiết kế lại Thung lũng Tình Yêu (27/10/2014)

>   Nở rộ dự án bất động sản gần trạm metro Sài Gòn (27/10/2014)

>   Có ngân hàng, đâu cần Quỹ nhà ở (27/10/2014)

>   Bùng phát nạn “xẻ thịt” đất vàng dự án lấy tiền đút túi ở Hà Nội (27/10/2014)

>   Góp vốn bằng đất: Hiểu sao cho hợp lý? (27/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật