Thứ Năm, 30/10/2014 17:18

TPHCM khuyến khích chuyển nhà máy may lớn ra các tỉnh

TPHCM khuyến khích các nhà đầu tư dịch chuyển nhà máy may lớn ra các huyện và tỉnh lân cận để giảm áp lực về lao động trong giai đoạn từ nay đến cuối năm 2015, mục tiêu là sẽ biến thành phố thành "trung tâm thiết kế thời trang".

TPHCM sẽ khuyến khích chuyển các nhà máy may lớn ra các tỉnh lân cận

Đây là một số nội dung Quy hoạch phát triển ngành dệt may TPHCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch này dự kiến sẽ được Sở Công Thương thành phố công bố vào ngày 3-11 tới.

Do công đoạn may sử dụng nhiều lao động nên tại quy hoạch phát triển ngành dệt may nói trên, chính quyền thành phố đặc biệt khuyến khích thu hút các dự án dệt may đồng bộ, tập trung vào thiết kế mẫu mã, giảm tỷ trọng gia công.

Theo quy hoạch, từ nay đến cuối năm 2015 sản lượng dệt may của thành phố tăng thêm 53 triệu sản phẩm (tương đương 17 nhà máy may có công suất 3 triệu sản phẩm/nhà máy/năm).

Xu hướng phát triển các nhà máy may của thành phố sau giai đoạn 2016 – 2020 chủ yếu được đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp, các tỉnh có lợi thế về lao động. Các công ty mẹ tại thành phố điều hành về mẫu mã, quản lý xuất nhập khẩu.

Thậm chí ở các quận huyện như Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Thủ Đức trong tương lai cũng chỉ đặt các xưởng may quy mô nhỏ từ 3 đến 5 chuyền, cung cấp đơn hàng nhỏ phục vụ khách du lịch của thành phố. Còn tại các quận trung tâm như quận 1, 3, 5, 10 … sẽ tập trung phát triển nơi thiết kế, giới thiệu sản phẩm có diện tích khoảng 500 – 1.000 m2, không mở rộng các cơ sở sản xuất dệt may hiện có.

Song song đó, thành phố sẽ sắp xếp, củng cố các chợ Tân Bình, Đại Quang Minh, Soái Kình Lâm… làm đầu mối giao dịch buôn bán các nguyên phụ liệu ngành dệt may.

Dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may của thành phố đến năm 2025 gần 33.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư trên địa bàn thành phố chỉ khoảng 8.750 tỉ đồng.

Theo các chuyên gia ngành dệt may, để thực hiện mục tiêu biến thành phố thành 'trung tâm thiết kế thời trang', việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là chuyên gia dệt may cao cấp cho ngành là hết sức cấp bách bởi lâu nay các trường đào tạo trong nước vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực hành tại doanh nghiệp. Chỉ riêng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, nhà thiết kế của thành phố từ nay đến năm 2025 cần có thêm ít nhất là 3.000 người.

Một số mục tiêu ngành dệt may TPHCM đến 2025

Đọc thêm:

* Dệt may: Cơ hội nhiều nhưng "cuộc chơi" vẫn khắc nghiệt

* Doanh nghiệp dệt may tìm đường cán đích tỷ USD

* Tạo “cú đấm” cho ngành dệt may, da giày

* 5 ông lớn dệt may và chiến lược "Trung Quốc + 1"

Văn Nam

tbktsg

Các tin tức khác

>   Việt Nam vẫn là đối tác lớn thứ 2 của Nhật về công nghệ thông tin (30/10/2014)

>   Đại biểu Quốc hội: Không vay ODA để chi thường xuyên (30/10/2014)

>   Thúc đẩy quyết định mua hàng ở kênh bán lẻ hiện đại (30/10/2014)

>   Cần làm rõ số liệu thực tế xây sân bay Long Thành (30/10/2014)

>   Dự thảo Luật Đầu tư: Sửa đổi vẫn thiếu sót (30/10/2014)

>   Vỡ mộng Silicon Đà Nẵng (30/10/2014)

>   TPHCM muốn xây cầu Thủ Thiêm 2 vào đầu năm 2015 (30/10/2014)

>   Tổng công ty Thép Việt Nam: Nỗ lực "thoát" lỗ (30/10/2014)

>   Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đạt gần 5 tỷ USD (30/10/2014)

>   Nông nghiệp thông minh: Ý tưởng nhiều hơn thực tiễn? (30/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật