Chủ Nhật, 26/10/2014 22:44

Tăng trưởng kinh tế mất 0,57% mỗi năm do tham nhũng

Kinh tế của Việt Nam lẽ ra đã tăng trưởng thêm khoảng 0,57% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2012 nếu tình trạng tham nhũng được chặn đứng, một báo cáo tiết lộ.

Báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chính sách (Depocen) thực hiện dưới sự ủy quyền của Bộ Phát triển Kinh tế Anh (DFID) cho biết, sự suy giảm tăng trưởng này được tính toán trên hai yếu tố.

Thứ nhất, nếu Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (Corruption Perceptions Index-CPI) của Việt Nam tăng lên một đơn vị (tức là Việt Nam trở nên ít tham nhũng hơn), thì tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 sẽ tăng lên bình quân khoảng 0,23% mỗi năm.

Lấy ví dụ, trong năm 2012, GDP của Việt Nam vào khoảng 155.820 triệu đô la Mỹ và mức độ tăng trưởng 2012 -2013 là 5,42%. Nếu CPI của Việt Nam năm 2012 tăng lên một đơn vị, mức tăng trưởng từ 2012 đến 2013 sẽ lên đến 5,65% và do đó GDP của Việt Nam năm 2103 sẽ đạt đến 164.624 triệu đô la Mỹ theo thời giá 2012.

Thứ hai, Depocen tính toán rằng, khi đầu tư được dùng là kênh truyền dẫn, phân tích cho thấy rằng nếu tỷ lệ đầu tư nội địa so với GDP tăng 1%, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng xấp xỉ 0,2%.

Cộng cả hậu quả trực tiếp lẫn gián tiếp của tham nhũng, nếu CPI của Việt Nam tăng 1 đơn vị, tốc độ tăng trưởng hàng năm sẽ tăng bình quân 0,57% trong giai đoạn 2000-2012.

Từ kết quả nghiên cứu này Depocen nhận định: “Điều này cho thấy tác động gián tiếp của tham nhũng đối với tăng trưởng tại Việt Nam rất lớn so với tác động trực tiếp. Nói cách khác, tham nhũng gây ra tác động tiêu cực đáng kể đối với đầu tư, và thông qua đó, làm giảm tăng trưởng kinh tế.”

Tổ chức này nhận định thêm, nếu giảm 1% đơn vị tần suất tham nhũng (tần suất tham nhũng được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp thừa nhận có chi trả các khoản không chính thức), đầu tư tư nhân sẽ tăng 3,7%, việc làm tư nhân sẽ tăng 1%, và thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5%.

Tính toán của Depocen dựa rất nhiều vào các phát hiện về tham những trong các báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Bên cạnh đó, Báo cáo do DFID tài trợ nhận xét, sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường bắt đầu vào đầu những năm 1990 đã tạo ra nhiều cơ hội để tìm kiếm đặc lợi .

Những rủi ro cũng tăng lên cùng với quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế thu nhập thấp sang nền kinh tế thu nhập trung bình. Tham nhũng đã trở nên nghiêm trọng, nặng nề (Việt Nam hiện đứng thứ 116 trong số 177 trong năm 2013 về Chỉ số Nhận thức tham nhũng, CPI), và làm suy yếu những ảnh hưởng của tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Tham nhũng cũng là một quan ngại lớn đối với cả doanh nghiệp và chính quyền. Trong một khảo sát gần đây của Thanh tra Chính phủ/Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp xếp tham nhũng vào vấn đề nghiêm trọng thứ hai ảnh hưởng đến họ sau chi phí sinh hoạt.

tbktsg

Các tin tức khác

>   Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp về thương mại (26/10/2014)

>   AEC 2015: Đan xen lợi ích và thách thức (26/10/2014)

>   TP.HCM dẫn đầu thu hút FDI (26/10/2014)

>   Phía sau thành tích tăng trưởng (24/10/2014)

>   "Cục nợ công" (24/10/2014)

>   CPI cả nước tăng thấp nhất trong 11 năm (24/10/2014)

>   Từ cuộc sống đến nghị trường (5): Chỉ số niềm tin, bao giờ? (23/10/2014)

>   Từ cuộc sống đến nghị trường (4): Mối đe dọa của nợ công (22/10/2014)

>   [Infographics] Nợ công của Việt Nam trong giới hạn an toàn (23/10/2014)

>   ANZ: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam giảm (22/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật