Thứ Bảy, 04/10/2014 11:58

Tái cơ cấu ngành ngân hàng: Ngoại nói tốt, nội lo xấu

Sau một quãng thời gian khá dài chịu đựng quan ngại về nợ xấu, sở hữu chéo “ăn mòn” sức mạnh tài chính và tiến độ tái cơ cấu ngân hàng quá chậm, tháng 9/2014, hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody's Investors Service (Moodys) đã chính thức “rộng tay” trong xếp hạng sức mạnh tài chính các ngân hàng Việt Nam. Nhưng...

* Tái cơ cấu ngân hàng: “Mới đuổi chuột, chưa diệt chuột”

* Tái cấu trúc ngành ngân hàng: Sáp nhập vẫn là nền tảng

* Tái cơ cấu ngân hàng: Cờ đến tay Nhà nước

Sự thay đổi của một NH trong vòng 9 tháng, đặc biệt với năng lực xử lí nợ xấu trong môi trường hiện tại của Việt Nam, không phải là không khả thi mà VIB là minh chứng

Một điều đáng ngạc nhiên là khi các NH thương mại top đầu ở VN đã được “người ngoài” công nhận, thì ngay trong nội bộ Việt Nam, dư luận vẫn tỏ ra không yên tâm hoặc “nghi ngờ” kết quả cải tổ của hệ thống.

“Người ngoài” lạc quan...

Theo thông báo từ Moody's, 9 NH TMCP Việt Nam đã được xếp hạng tín nhiệm với các mức lạc quan.

Được đánh giá cao nhất lần này có hai NH là TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và TMCP Quốc tế (VIB). Hai nhà băng này được xếp chỉ số sức mạnh tài chính (BFSR) cao nhất trong số 9 NH. Theo Moodys, VietinBank là NH có tầm quan trọng trong hệ thống tài chính NH của Việt Nam với thị phần tài sản khoảng 10% vào cuối năm 2013. Việc Chính phủ Việt Nam có khả năng hỗ trợ cao hơn đối với các NH lớn như VietinBank phản ánh sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô cũng như cán cân thanh toán được cải thiện và sự giảm thiểu các rủi ro bất ngờ từ ngành NH. Vietinbank được đánh giá cao về sức mạnh tài chính và giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm ở mức B1, vốn vừa được hãng điều chỉnh lên vào tháng 7 vừa qua. Cùng với Vietinbank, một “anh cả” khác của ngành NH là BIDV cũng khẳng định sức khỏe ở mức tín nhiệm B1 và triển vọng được đánh giá “ổn định” (cùng với mức “ổn định” của SHB ở mức xếp hạng tín nhiệm B3).

Trong đợt xếp hạng lần này, VIB là một trường hợp đáng chú ý. Moodys đã “cho điểm” chỉ số đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) của VIB tăng lên mức B3 so với Caa1 trước đây. VIB là NH duy nhất được thăng hạng ở lĩnh vực này trong số 9 NHTM của VN. Song song với việc thăng hạng chỉ số sức mạnh tài chính, Moodys cũng đã thăng hạng xếp hạng tiền gửi nội tệ và ngoại tệ của VIB từ B3 lên B2. Đây là thông tin rất tích cực với bản thân VIB bởi trước đó vào năm 2013, VIB đã bắt buộc phải giảm lãi và thậm chí còn chịu lỗ vào quý III/2013 với mức lỗ lên tới 200 tỷ đồng mà nguyên nhân được cho là do nợ xấu tăng cao và NH phải trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định. Điều đó cũng cho thấy sự thay đổi của một NH trong vòng 9 tháng, đặc biệt với năng lực xử lí nợ xấu trong môi trường hiện tại của Việt Nam, không phải là không khả thi.

Dù vậy, trao đổi với Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC, một đại diện của VIB cho biết “để được Moodys xếp “thăng hạng” với việc đánh giá về cao hệ số an toàn vốn cấp 1 trong hệ thống NH Việt Nam (16.3%), năng lực quản trị DN và quản trị rủi ro, VIB đã phải nỗ lực nhiều trong sự cải tổ chiến lược kinh doanh từ cả 3-4 năm về trước, cộng thêm sự hỗ trợ tích cực của cổ đông chiến lược là NH CBA. Do đó đây không phải là thay đổi tức thời mà là kết quả của một thời gian dài chuyển đổi”.

Như vậy, để NH chưa tích cực hôm qua trở thành NH mạnh trong hôm nay, với kết quả được “người ngoài” công nhận, rõ ràng điều các NH Việt cần có vẫn là thời gian.

“Người trong” lo ngại

Ngoài trường hợp Vietinbank và VIB, năm NH còn lại dù vẫn giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm nhưng được Moody's nâng triển vọng thành "Tích cực" trong đợt xếp hạng này bao gồm: ACB, MB, Sacombank, TechcombankVPBank với mức xếp hạng tín nhiệm B3. Điều đáng nói một số NH trong danh sách “tích cực” này cũng đã gặp những khó khăn và phải nỗ lực khá nhiều như ACB với cơn chật vật vì thua lỗ vàng hồi năm ngoái, Sacombank có đợt “thay máu” khá đột ngột hay VPBank cũng thay đổi đối tác chiến lược thành các cổ đông cá nhân… Đây cũng là những NH không nằm ngoài danh sách có nợ xấu và trích lập dự phòng khá cao trong năm 2013.

Trong khi được người ngoài công nhận thì có vẻ như ngành NH vẫn chưa thuyết phục được những người trong nhà” về năng lực giải quyết “cục máu đông” và cải thiện sức khỏe tài chính.

Một điều đáng ngạc nhiên là khi các NH thương mại top đầu ở VN (chiếm gần 1/3 số lượng các NH) đã có chuyển động tích cực và được “người ngoài” công nhận, thì ngay trong nội bộ Việt Nam, dư luận vẫn tỏ ra không yên tâm hoặc “nghi ngờ” kết quả cải tổ của hệ thống.

Trước phiên Quốc hội họp chất vấn Thống đốc NHNN vừa diễn ra trong đầu tuần, nhiều chuyên gia đầu ngành đã khép lại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu và để lại nhiều câu hỏi về vấn đề nợ xấu. TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế VN cho rằng “2 vấn đề cơ bản nhất của tái cơ cấu NH là xử lí nợ xấu và giải quyết vấn đề sở hữu chéo là mấu chốt nhưng chưa làm được”. PGS TS Ngô Trí Long thì nhận xét “nợ xấu ngày càng khó xác định và đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý cơ bản”. Có vẻ như ngành NH vẫn chưa thuyết phục được những người “ngay trong nhà” về năng lực giải quyết “cục máu đông” và cải thiện sức khỏe tài chính.

Như vậy phải chăng Moodys đã nhìn nhận quá lạc quan hay các chuyên gia “nhà mình” quá bi quan? Câu trả lời cụ thể đã được người đứng đầu NHNN đưa ra với những con số về nợ xấu, về tái cơ cấu NH, về trách nhiệm và quá trình quản lí, giám sát hệ thống NH…đi thẳng vào 37 câu hỏi của các đại biểu Quốc hội. Những con số từ Thống đốc cho thấy ngành NH vẫn chưa thực sự hoàn toàn giải quyết được các vấn đề của mình. Nhưng ít nhất ngành đã có những chuyển động. Và mỗi một NH thương mại, đều đã có những nỗ lực trên hành trình tái cơ cấu. Họ đang “góp gió” nhằm tạo động lực cho sự chuyển động mạnh mẽ hơn của toàn hệ thống. Mà một trong những một động lực tốt nhất, chính là sự nhìn nhận thẳng thắn và công bằng.

Nguyễn Lê Ngọc Hoàn

dđdn

Các tin tức khác

>   Tỷ giá tăng giật mình: Quy luật đáng sợ lặp lại? (04/10/2014)

>   Ngân hàng đầu tiên công bố vượt lợi nhuận cả năm 2014 (03/10/2014)

>   Lãi suất rơi sâu, tỷ giá USD/VND tăng nhanh (03/10/2014)

>   Thúc đẩy tăng trưởng: Nghẽn mạch không phải chỉ do nợ xấu (03/10/2014)

>   Mạo danh ngân hàng để lừa đảo (03/10/2014)

>   Tranh mua trái phiếu Chính phủ, lãi suất giảm mạnh (02/10/2014)

>   Nợ xấu: Cơ sở tính của Moody's và NHNN khác nhau! (02/10/2014)

>   Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm (02/10/2014)

>   Tỷ giá USD/VND tăng mạnh (02/10/2014)

>   Bên đi vay tự bán TSBĐ theo ủy quyền sẽ không phải chịu thuế GTGT (02/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật