Thứ Tư, 22/10/2014 13:14

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: SCL - CTCP Sông Đà Cao Cường

Nếu giá tiếp tục giảm và test lại trendline dài hạn (tương đương vùng 16,000 – 18,500) thì nhà đầu tư có thể mua vào, với quan điểm bán ra nhanh chóng nếu giá phá vỡ hoàn toàn vùng này.

TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Trendline dài hạn đang hỗ trợ rất tốt. Đà tăng của cổ phiếu CTCP Sông Đà Cao Cường (HNX: SCL) liên tục được giữ vững từ tháng 03/2013 đến nay. Trendline dài hạn đã nhiều lần hỗ trợ cho giá trong các đợt giảm mạnh ngắn hạn và giá thường quay đầu bứt phá sau mỗi lần test ngưỡng này.

Hiện tại, trendline dài hạn đang duy trì trong vùng 16,000 – 18,500. Vì vậy, vùng này sẽ là vùng hỗ trợ mạnh trong thời gian tới.

Chu kỳ giảm sẽ còn tiếp diễn. Nếu quan sát biến động của SCL trong vòng 2 năm qua thì có thể nhận thấy đà giảm ngắn hạn thường kéo dài trong 2 - 4 tháng. Như vậy, nhiều khả năng chu kỳ giảm của SCL có thể sẽ còn tiếp diễn.

Ngắn hạn: Thanh khoản trồi sụt khá thất thường cho thấy lực cầu vẫn chưa ổn định nên khả năng bứt phá dài hạn giống như giai đoạn trước khó có thể lặp lại. Dự kiến SCL sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn giằng co và tăng giảm xen kẽ trong thời gian tới.

Chỉ báo Stochastic Oscillator dịch chuyển về vùng oversold. Kể từ sau khi hoàn thành phân kỳ giá xuống vào đầu tháng 09/2014, Stochastic Oscillator liên tục giảm mạnh và hiện nay đang ở vùng oversold nên có thể cho mua mạnh trở lại.

Một phân kỳ giá lên cũng đang trong quá trình hình thành từ giữa tháng 10/2014. Nếu phân kỳ này hoàn thành và Stochastic Oscillator vượt lên trên mức 20 thì khả năng hồi phục sẽ tăng lên trong ngắn hạn.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci (dùng cho trung và dài hạn):

• Ngưỡng 0% : 12,500

• Ngưỡng 23.6% : 17,100

• Ngưỡng 38.2% : 20,000

• Ngưỡng 50.0% : 22,500

• Ngưỡng 61.8% : 25,000

• Ngưỡng 100.0%: 32,200

Chiến lược trading: Nếu giá tiếp tục giảm và test lại trendline dài hạn (tương đương vùng 16,000 – 18,500) thì nhà đầu tư có thể mua vào, với quan điểm bán ra nhanh chóng nếu giá phá vỡ hoàn toàn vùng này.

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

Kết quả kinh doanh 6T/2014 cải thiện so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu 6T/2014 tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 80.7 tỷ đồng, LNST tăng 20.5% đạt gần 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, các kết quả này đều khá thấp so với cả năm 2013, cụ thể doanh thu và LNST lần lượt chỉ đạt 37.8% và 29.5%.

Đáng chú ý là tỷ suất lợi nhuận gộp tăng trở lại lên mức cao. Theo đó, tỷ lệ lợi nhuận gộp đạt 57% (lợi nhuận gộp 46.2 tỷ đồng) trong 6 tháng đầu năm nay, tương đương với cùng kỳ năm 2013. Trong năm 2011 và 2012, tỷ suất lợi nhuận gộp của SCL khá thấp tương ứng 29% và 24%, trong khi năm 2008 và 2009 lần lượt đạt 57% và 54% (năm 2010 không có số liệu). Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có sự cải thiện đáng kể trong kiểm soát giá vốn.

Giá vốn của SCL thấp một phần là nhờ nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất tro bay (phụ gia cho bê tông và xi măng) và gạch nhẹ chưng áp là tro xỉ phế thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại.

Chi phí bán hàng cao khiến tỷ suất lợi nhuận thuần đạt thấp so với tỷ suất lợi nhuận gộp trong nửa đầu năm 2014. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận thuần chỉ đạt 18% (lợi nhuận thuần 14.8 tỷ đồng), bằng ½ tỷ suất lợi nhuận gộp là do chi phí bán hàng (22.5 tỷ đồng) chiếm tới 28% doanh thu thuần. Điều này cũng tương tự như trong 6 tháng đầu năm 2013.

Tỷ lệ đòn bẩy khá cao, áp lực trả nợ lớn. Kết thúc quý 2/2014, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của SCL là 1.47 lần, trong đó nợ phải trả 199.3 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 135 tỷ đồng. Tổng nợ vay là 131.7 tỷ đồng chiếm 66% nợ phải trả, trong đó vay ngắn hạn là 68.9 tỷ đồng và vay dài hạn là 62.8 tỷ đồng. VCB là ngân hàng tài trợ nhiều nhất cho các khoản vay của SCL với 100 tỷ đồng.

Tuy tiền mặt tới cuối quý 02/2014 của SCL tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2013 và 20% so với cuối năm 2013 lên gần 6 tỷ đồng, nhưng chỉ bằng 8.7% khoản vay ngắn hạn hay 4% tổng nợ vay. Có thể thấy SCL luôn phải chịu áp lực trả nợ rất lớn.

Sản phẩm gạch nhẹ chưng áp (không nung). Nhà máy sản xuất gạch nhẹ chưng áp của SCL đi vào hoạt động năm 2011, là một trong những nhà máy đi đầu trong lĩnh vực sản xuất gạch bê tông nhẹ thay thế gạch sản xuất bằng phương pháp nung đốt truyền thống, dựa theo quy hoạch của Chính phủ về phát triển vật liệu xây dựng, gạch xây không nung.

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Chương trình phát triển vật liệu xây không nung từ năm 2011 đến năm 2020 thông qua Quyết định số 567/QĐ- TTG ngày 28/4/2010, sau đó là Chỉ thị số 10/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/04/2012 về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, và Thông tư số 00/2012/TT- BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng về quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.

Gạch nhẹ chưng áp có nhiều ưu điểm nhờ đặc tính cách âm tốt, khả năng giữ nhiệt, chống chọi với các điều kiện khí hậu khác nhau, độ chính xác kích thước cao và cường độ chịu lực cao. Tuy trong ngắn hạn loại gạch nhẹ chưng áp chưa được sử dụng rộng rãi nhưng trong tương lai nhu cầu sẽ tăng cao nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng như những ưu điểm của loại gạch này.

Theo định hướng chung của Chính phủ, tỷ lệ sử dụng gạch nhẹ chưng áp sẽ đạt khoảng 16% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020. Từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1,000kg/m3) trong tổng số vật liệu xây.

Giao dịch và định giá. Cổ phiếu SCL có đợt sóng tăng ấn tượng kéo dài gần 1 năm từ 27/03/2013 đến 05/03/2014 với mức tăng gấp 12.4 lần từ mức giá 2,400 đồng lên 32,200 đồng. Lần tăng gần đây nhất diễn ra từ giữa tháng 05/2014 đến đầu tháng 09/2014 với mức tăng đạt 80.7% từ 13,500 đồng lên 24,400 đồng.

Mặc dù thanh khoản cải thiện trong các đợt biến động mạnh này nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp. Khối lượng giao dịch trung bình phiên 52 tuần chỉ đạt 53.8 ngàn đơn vị, và đây là điều gây lo ngại cho nhà đầu tư khi chọn SCL.

Cũng cần để ý rằng giao dịch của cổ đông nội bộ (Chủ tịch HĐQT, Ủy viên HĐQT, Kế toán trưởng, Thành viên Ban kiểm soát và người có liên quan) và tổ chức liên quan đến Chủ tịch HĐQT (CTCP Công nghiệp - Dịch vụ Cao Cường) cũng như một cổ đông lớn đã diễn sôi động từ giữa tháng 3/2014 đến giữa tháng 4/2014 (giá cổ phiếu SCL bắt đầu giảm mạnh). Tổng khối lượng bán ra gần 986 ngàn cổ phiếu, trong khi lượng mua vào chỉ có 38.3 ngàn cổ phiếu trong 1 triệu cổ phiếu đăng ký mua của Chủ tịch HĐQT. Gần đây, cổ đông nội bộ vẫn đang có dấu hiệu tiếp tục bán ra.

Chỉ số định giá P/E và P/B hiện tại (ngày 16/10) của SCL lần lượt đang ở mức 4.59 lần và 1.35 lần; tại thời điểm cuối quý 2 chỉ là 3.42 lần và 1.01 lần.

Kết quả kinh doanh và Chỉ số tài chính tóm tắt của SCL (Nguồn: VietstockFinance)

Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: HAR - CTCP Đầu Tư Thương Mại BĐS An Dương Thảo Điền (21/10/2014)

>   Ngày 16/10/2014: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (16/10/2014)

>   Thị trường giảm, vì sao HHS vẫn hút mạnh dòng tiền? (14/10/2014)

>   Ngày 14/10/2014: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (14/10/2014)

>   Trading System Tuần 13 - 17/10: Khả năng điều chỉnh đang lớn dần (15/10/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 13 - 17/10/2014 (12/10/2014)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: TDH - CTCP Phát Triển Nhà Thủ Đức (15/10/2014)

>   Tuần 13 - 17/10: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (12/10/2014)

>   Ngày 09/10: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (09/10/2014)

>   Trading System Tuần 06 - 10/10: Tín hiệu mua xuất hiện (08/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật