Thứ Ba, 21/10/2014 13:06

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: HAR - CTCP Đầu Tư Thương Mại BĐS An Dương Thảo Điền

Nếu giá tiếp tục giảm và test lại đường SMA100 (tương đương vùng 9,700 – 10,000) thì nhà đầu tư có thể mua vào, với quan điểm bán ra nhanh chóng nếu giá phá vỡ hoàn toàn vùng này.

TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Hình thành kênh dao động dài hạn. Trong khoảng 2 năm gần đây, giá đã hình thành nên kênh dao động dài hạn, với cận trên của kênh này là vùng 11,000 – 12,500 và cận dưới là vùng 5,000 – 6,500.

Trong đợt tăng trưởng gần đây, giá đã điều chỉnh khá mạnh sau khi chạm vào cận trên của kênh. Vì vậy, nếu trong thời gian tới giá tiếp tục test lại vùng 11,000 – 12,500 thì nhà đầu tư cần thận trọng.

SMA100 đóng vai trò hỗ trợ tốt. Trong những đợt điều chỉnh của tháng 07/2014, tháng 09/2014… đường SMA100 (tương đương vùng 9,700 – 10,000) đã đóng vai trò hỗ trợ rất tích cực cho giá. Vì vậy, nếu có điều chỉnh mạnh trong thời gian tới thì SMA100 sẽ tiếp tục được kỳ vọng là ngưỡng hỗ trợ hiệu quả và tin cậy.

Ngắn hạn: Giá đã lấp đầy Runaway Gap trong những phiên giao dịch gần đây cho thấy nguy cơ điều chỉnh tăng lên. Bên cạnh đó, khối lượng khớp lệnh cũng đang giảm dần và rơi xuống dưới mức trung bình 20 phiên (tương đương 1.5 triệu đơn vị) cho thấy lực cầu đang yếu đi trong ngắn hạn.

Chỉ báo Stochastic Oscillator rơi khỏi vùng overbought. Đây là tín hiệu cho thấy rủi ro ngăn hạn đang tăng lên. Nếu giá cũng phá vỡ hoàn toàn middle của Bollinger Bands trong thời gian tới thì nhà đầu tư cần thận trọng.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci (dùng cho trung và dài hạn):

• Ngưỡng 0% : 11,500

• Ngưỡng 23.6% : 10,200

• Ngưỡng 38.2% : 9,500

• Ngưỡng 50.0% : 8,900

• Ngưỡng 61.8% : 8,400

• Ngưỡng 100.0%: 6,400

Chiến lược trading: Nếu giá tiếp tục giảm và test lại đường SMA100 (tương đương vùng 9,700 – 10,000) thì nhà đầu tư có thể mua vào, với quan điểm bán ra nhanh chóng nếu giá phá vỡ hoàn toàn vùng này.

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

Doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm. Trong giai đoạn 2009 – 2012, mức tăng trung bình mỗi năm của doanh thu thuần (DTT) là 200%, của lợi nhuận sau thuế (LNST) là 429%; trong khi doanh thu và lợi nhuận năm 2013 lần lượt tăng 33.7% và 20.4% so với năm 2012.

Trong nửa đầu năm 2014, doanh thu công ty mẹ tăng 51% so với cùng kỳ 2013 và đạt 38.4 tỷ đồng, còn LNST tăng 46% đạt gần 13.6 tỷ đồng. LNST tăng là nhờ lợi nhuận gộp tăng 49.5% và hoạt động tài chính có lãi gần 403 triệu đồng (cùng kỳ năm ngoái -1.21 tỷ đồng) đã giúp lợi nhuận thuần tăng 95.8% lên 14.5 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận khác giảm tới 47.6% nên đã khiến LNST chỉ tăng 46%.

Đáng chú ý, từ quý 1/2014, HAR chuyển sang hợp nhất một công ty con là CTCP Đầu tư và Thương mại Ascentro và doanh thu hợp nhất trong nửa đầu năm được hạch toán ở mức 57.6 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch và LNST hợp nhất đạt 13.9 tỷ đồng, bằng 43% kế hoạch năm 2014.

Phải thu ngắn hạn cũng tăng khi giãn tiến độ thanh toán. Cuối quý 2/2014, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty mẹ tăng 42.6% so với cuối năm 2013, tương đương 85.7 tỷ đồng. Trên BCTC hợp nhất soát xét, các khoản phải thu ở mức gần 101 tỷ đồng.

Các khoản phải thu ngắn hạn của HAR luôn chiếm gần hết trong tài sản ngắn hạn với tỷ lệ 95%, tiếp theo là các khoản phải thu khác. Theo HAR, các khoản phải thu ngắn hạn tăng là do công ty thực hiện một số chính sách như giãn tiến độ thanh toán hay cho trả chậm để thu hút thêm khách hàng.

Tỷ lệ nợ thấp. Tại thời điểm cuối quý 2/2014, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của công ty mẹ ở mức 13.4%, trong đó nợ phải trả là 52.4 tỷ đồng bao gồm chủ yếu là nợ vay chiếm 84.3%, tương đương 44.2 tỷ đồng, tăng 24.8% so với cuối năm 2013. HAR sử dụng phần lớn nợ vay dài hạn với 42.2 tỷ đồng, trong khi nợ vay ngắn hạn mới phát sinh gần 2 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ của HAR bắt đầu giảm mạnh từ năm 2012 khi từ mức bình quân 100% trong 3 năm 2009 – 2011 xuống còn 22.7% cuối năm 2012 và 11.1% cuối năm 2013. Điều này sẽ giúp HAR thoát được gánh nặng chi phí lãi vay trong những năm tới do phần lớn là nợ vay dài hạn.

Sở hữu quyền sử dụng đất ở nhiều quận tiềm năng. Hiện hoạt động chính của HAR là làm chủ đầu tư các dự án bất động sản rồi cho thuê cũng như quản lý dịch vụ tại dự án, còn quỹ đất là của các đối tác.

Theo Bản cáo bạch năm 2014, giá trị quyền sử dụng đất của HAR đến cuối năm 2013 là 223.2 tỷ đồng, nằm ở các quận như quận 2 (phường Thảo Điền) với tổng giá trị 98.3 tỷ đồng, quận Phú Nhuận (đường Hoàng Diệu) trị giá 60.2 tỷ đồng và quận 9 là 64.7 tỷ đồng.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang bao gồm 38.8 tỷ đồng ở khu Chung cư cao cấp cho thuê (Giai đoạn 2 – Villa), 14.2 tỷ đồng ở Biệt thự cao cấp Midpoint Villas và 5 tỷ đồng thuộc công trình khác.

Kỳ vọng tăng trưởng nhiều hơn trong tương lai? Những điểm then chốt cho kỳ vọng này là (1) HAR đã huy động xong 182 tỷ đồng trong tháng 8/2014 (vốn điều lệ tăng lên 546 tỷ đồng) để đẩy nhanh các dự án hiện tại và mở rộng thêm các dự án mới cũng như lấn sân sang mặt hàng mới hoàn toàn là nông sản (HAR còn có ý định đầu tư trực tiếp nguồn nguyên liệu chứ không chỉ là mua bán thức ăn chăn nuôi gia súc); (2) HAR bắt đầu mở rộng đối tượng khách hàng là những người có thu nhập từ 500-800 USD/tháng, ngoài những khách nước ngoài có thu nhập từ 1,500 – 2,500 USD/tháng; (3) nhiều quỹ đầu tư ngoại đang tìm kiếm mô hình của HAR đang làm, nhờ đó giúp công ty chuyển nhượng những dự án nhỏ và tập trung phát triển dự án lớn; (4) người nước ngoài sang Việt Nam làm việc ngày một tăng.

Trở ngại của HAR là làn sóng mua căn hộ rồi cho thuê lại đang tăng mạnh, tạo sự cạnh tranh khốc liệt với dịch vụ cho thuê căn hộ của HAR.

Trong Bản cáo bạch 2014, các dự án hiện HAR đang làm chủ đầu tư, quản lý và vận hành gồm: Thảo Điền Midpoint Villas - Quận 2 (giai đoạn 1), Glenwood Apartment - Quận 2, Glenwood INN - Quận 2, Trường Quôc tế Việt Mỹ - Quận Phú Nhuận.

Trong thời gian tới, HAR đặt mục tiêu hoàn thiện dự án Midpoint Court - Quận 2 (giai đoạn 2), Glenwood Residence, dự án Biển Long Sơn – Hồ Tràm, chuỗi Boutique Hotel, khu biệt thự liền kề Long Phước - Quận 9. Riêng dự án Glenwood Residence, thông tin từ Chủ tịch HĐQT cho biết HAR đã hoàn thành và đang đưa vào khai thác 53 đơn vị, kỳ vọng đến giữa tháng 8 thì tỷ lệ lấp đầy đạt 90-95%.

Giao dịch và Định giá. Cổ phiếu HAR luôn thu hút mạnh sự quan tâm của nhà đầu tư trong vòng hơn 1 năm qua, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên 52 tuần cao với hơn 1.7 triệu đơn vị. Chỉ số định giá P/E và P/B lần lượt đang ở mức 22.79 lần và 1.43 lần.

Kết quả kinh doanh và Chỉ số tài chính tóm tắt của HAR (Nguồn: VietstockFinance)


Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Ngày 16/10/2014: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (16/10/2014)

>   Thị trường giảm, vì sao HHS vẫn hút mạnh dòng tiền? (14/10/2014)

>   Ngày 14/10/2014: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (14/10/2014)

>   Trading System Tuần 13 - 17/10: Khả năng điều chỉnh đang lớn dần (15/10/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 13 - 17/10/2014 (12/10/2014)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: TDH - CTCP Phát Triển Nhà Thủ Đức (15/10/2014)

>   Tuần 13 - 17/10: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (12/10/2014)

>   Ngày 09/10: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (09/10/2014)

>   Trading System Tuần 06 - 10/10: Tín hiệu mua xuất hiện (08/10/2014)

>   Các tín hiệu đáng chú ý trong thời điểm hiện nay (09/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật