Thứ Bảy, 25/10/2014 09:11

Phải trả lại nhà công vụ trong vòng 90 ngày

Để tránh tình trạng nhiều người biến nhà công vụ thành "tư vụ", nhiều năm sau khi kết thúc nhiệm vụ vẫn không trả lại nhà, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) điều khoản yêu cầu người thuê phải trả lại nhà cho bên quản lý nhà công vụ tối đa 90 ngày sau khi nhận được thông báo trả nhà.

* Bộ Xây dựng quyết thu hồi 20 nhà công vụ tại Hoàng Cầu

* Cần xem lại chính sách nhà ở công vụ

* Câu chuyện không chịu trả nhà công vụ "nghe rất buồn"

Khu nhà ở công vụ Hoàng Cầu (Hà Nội)

Sẽ bị cưỡng chế thu hồi nếu không trả nhà công vụ

Đây là điểm mới được tiếp thu vào dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) sẽ thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần này. Tại Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật (sửa đổi) đọc tại Quốc hội hôm 24-10, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật (Quốc hội) Phan Trung Lý cho biết: “Luật cũng quy định rõ việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi nhà công vụ khi người thuê không còn thuộc đối tượng được thuê và không tự nguyện trả lại nhà công vụ”.

Luật hiện hành không có quy định rõ về thời hạn trả nhà. Do vậy có tình trạng nhà ở công vụ đã bị biến thành nhà ở riêng của nhiều vị lãnh đạo hoặc các cán bộ luân chuyển khi đã hết nhiệm kỳ công tác. Rất nhiều người đã không trả lại nhà hoặc nhiều năm chưa trả lại nhà, cho người khác đến ở thay; thậm chí có trường hợp khóa cửa không sử dụng nhưng không chịu trả lại nhà cho bên quản lý.

Giá thuê nhà ở công vụ rất thấp, không đáng kể so với giá thuê nhà tại cùng một địa điểm, vị trí trên thị trường thuê nhà. Có khu vực giá nhà ở công vụ cho thuê còn thấp hơn giá nhà hàng tháng một sinh viên thuê trọ.

Dự thảo luật sửa đổi nhắc lại quy định về thời hạn cho thuê nhà tương ứng với thời hạn đảm nhận chức vụ. Khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đi nơi khác thì người thuê phải có trách nhiệm trả lại nhà. Nếu không tự nguyện trả lại sẽ bị cưỡng chế thu hồi. Thời hạn tự nguyện trước cưỡng chế là 90 ngày (theo điều 34 dự thảo luật), tính từ ngày cơ quan quản lý nhà công vụ có thông báo.

Đề xuất mới này nhận được đông đảo ý kiến đồng tình của các vị đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tại hội trường về luật này (ngày 24-10) và dự kiến sẽ thông qua vào cuối kỳ họp.

Chưa thống nhất về điều kiện cho người nước ngoài mua nhà

Đã có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau được đưa ra về việc cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Tại nhiều phiên họp trước của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ý kiến nghiêng về quan điểm người nước ngoài mua nhà phải đáp ứng một số điều kiện nhất định; ví dụ như được mua ngay tại thời điểm nhập cảnh vào Việt Nam hay phải có thời gian lưu trú hợp pháp tại Việt Nam tối thiểu trên 3 tháng. Các ý kiến nhiều chiều này vẫn tiếp tục được thảo luận mà chưa đi đến thống nhất.

Tuy nhiên, dự thảo đã quy định theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn điều kiện mua nhà của người nước ngoài; ví dụ như hạn chế về số lượng căn hộ trong một tòa chung cư mà người nước ngoài được mua, phương thức thanh toán qua các ngân hàng tại Việt Nam để phòng chống rửa tiền...

Lan Nhi

tbktsg

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp muốn nới lỏng các quy định về BĐS hình thành trong tương lai (25/10/2014)

>   Giá căn hộ ở TP.HCM quý 3/2014 tăng nhẹ (24/10/2014)

>   Đồng ý cho người nước ngoài sở hữu nhà (24/10/2014)

>   TDH: Lãi quý 3 Công ty mẹ giảm 83% so cùng kỳ (24/10/2014)

>   Long An thu hồi 20 dự án chậm triển khai (24/10/2014)

>   Dự án sa lầy đại hạ giá không ai mua (24/10/2014)

>   Phía sau cú “delay” của sân bay Long Thành (23/10/2014)

>   DTA: Được chuyển dự án Detaco - Nhơn Trạch thành nhà ở xã hội (24/10/2014)

>   Dự án chung cư Long Phụng Residence: Mòn mỏi chờ giao nhà (23/10/2014)

>   Ngân hàng lợi kép (23/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật