Chủ Nhật, 19/10/2014 09:00

Những lợi ích của Việt Nam khi ký kết TPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là cơ hội tuyệt vời giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng, đặc biệt trong thời điểm Việt Nam đang rất muốn thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn về kinh tế vào Trung Quốc.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN (US-ABC) vừa được tổ chức tại thủ đô Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng TPP là một "hiệp định thương mại quan trọng nhất của thế kỷ 21 khi nó gói gọn trong đó 40% GDP toàn cầu và 1/3 thương mại toàn thế giới", đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ gây ảnh hưởng để Quốc hội sớm thông qua TPP.

Trong khi đó, Chủ tịch US-ABC Alexander Feldman cũng nói rằng TPP đối với Việt Nam thực sự là một sự thay đổi diện mạo và nó sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp của cả hai bên.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều rào cản từ cả hai phía Mỹ và Việt Nam. Chuyên gia Murray Hiebert đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), nói rằng ngoài các vấn đề như cải cách thể chế, Việt Nam cũng lo ngại về các điều khoản của Mỹ yêu cầu nguyên liệu để làm các sản phẩm dệt may xuất sang Mỹ phải có nguồn gốc từ Mỹ hoặc từ các nước trong khối TPP. Hiện nay, các mặt hàng này đang có nguồn gốc chủ yếu từ nước láng giềng Trung Quốc chưa phải là thành viên tham gia đàm phán TPP.

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam thuộc Đại học New South Wales (Australia), cảnh báo: "Tại thời điểm này có một sự mất cân bằng thương mại vô cùng lớn và thậm chí một số mặt hàng xuất khẩu như may mặc, giày dép đang phụ thuộc vào các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. TPP yêu cầu các nước sử dụng nguyên liệu từ các nước thành viên. Do đó, Việt Nam phải tìm cách làm thế nào để thay thế các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc bằng các nguồn cung từ các nước thành viên". Về lâu dài, Việt Nam cần phải có TPP để được tiếp cận nhiều hơn thị trường Mỹ, cải thiện nền kinh tế và tạo một vị thế mạnh mẽ hơn để đương đầu với những thách thức sau này.

Chuyên gia về Việt Nam, ông Jonathan London thuộc Đại học Thành thị Hong Kong còn cho rằng: "TPP sẽ mở rộng cơ hội cho những công ty (dù là doanh nghiệp nước ngoài) ở Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ - thị trường quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng có thể có lợi cho những công ty của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam bởi họ có cơ hội sử dụng Việt Nam như một cơ sở để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ".

Việt Nam được coi là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Theo bản phân tích kinh tế vĩ mô Việt Nam của ngân hàng HSBC, thu nhập của Việt Nam đến năm 2020 sẽ tăng khoảng 10% nếu vào được TPP. Một nghiên cứu đánh giá về tác động của TPP lên các nền kinh tế, thì GDP của Việt Nam có thể tăng 35,7% trong thập niên tới.

P.Thùy

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Sân bay quốc tế Long Thành: Lờ mờ viễn cảnh (19/10/2014)

>   VN lại bị kiện chống bán phá giá (19/10/2014)

>   TCty Đường sắt tăng tốc thoái vốn tại các Cty con (18/10/2014)

>   Khoảng 30% dự án đầu tư công không được giám sát (18/10/2014)

>   Gian nan xuất khẩu “truyền hình Việt” (18/10/2014)

>   Ngoài ốc vít, Việt Nam còn ‘bó tay’ với sơn (18/10/2014)

>   Ưu đãi thuế để kéo nhà đầu tư “ngoại” vào thị trường trái phiếu (18/10/2014)

>   Liên kết vùng ĐBSCL trong tái cơ cấu kinh tế (18/10/2014)

>   Giá xăng giảm lắt nhắt, cước vận tải khó hạ (18/10/2014)

>   Sạp chợ Sài Gòn đắt hơn một căn nhà phố (18/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật