Liên kết vùng ĐBSCL trong tái cơ cấu kinh tế
“Liên kết vùng đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL), chúng ta bàn nhiều rồi giờ làm đi”.
* Tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL
* ĐBSCL: Cần “nhạc trưởng” điều phối du lịch
* ĐBSCL phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 9-10% năm nay
Đó là kết luận của ông Vương Đình Huệ - Trưởng ban Kinh tế Trung ương tại hội thảo Liên kết vùng ĐBSCL trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng được tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 17-10.
Ông Huệ nói: “Mặc dù hết sức thận trọng nhưng chúng ta phải cố gắng làm bằng một hình thức gì đấy tương tự như miền Trung, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, để biến thành hành động trong thực tế. Có đại biểu nói vấn đề này nói mấy chục năm rồi… Ban Kinh tế Trung ương tiếp tục lấy năm 2015 với trọng điểm là nghiên cứu vấn đề kinh tế vùng và liên kết vùng”. Đồng thời, ông Huệ cũng đề nghị đơn vị liên quan sớm kiến nghị Thủ tướng ban hành quy chế thí điểm liên kết vùng ĐBSCL giai đoạn 2014-2019.
Một số ý kiến đề xuất muốn liên kết phải có quy hoạch tổng thể phát triển vùng theo ngành và theo lĩnh vực; phải có “nhạc trưởng” quản lý; phải giải quyết hài hòa lợi ích vùng và lợi ích riêng từng địa phương và phải có cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, kiến nghị trung ương cho xây dựng khu kinh tế nông nghiệp đặc thù về sản phẩm cá tra gồm ba tỉnh, TP là Cần Thơ, Đồng Tháp và An Giang. Theo ông Hùng, cá tra là sản phẩm xuất khẩu đặc thù của Việt Nam nhưng chưa có quy hoạch phát triển bền vững. Trên cơ sở khu kinh tế nông nghiệp đặc thù sẽ có cơ chế, chính sách tốt hơn để phát triển sản phẩm này.
Nhẫn Nam
pháp luật tphcm
|