“Kinh tế mạng” vận hành như thế nào?
Các công ty Internet thời nay hoạt động trên nền tảng hai mặt, một bên ở phía người tiêu dùng và mặt bên kia là các nhà phát triển phần mềm hoặc các nhà quảng cáo.
Có hay không “sự độc quyền thân thiện”?
Đối với những ai đã tự hỏi làm thế nào để có được nhiều thứ miễn phí hoặc đơn giản là mua được một món hời với giá đến mức khó tin trên mạng internet thông qua trang mạng tìm kiếm Google, mạng xã hội Facebook hoặc trang mua sắm Amazon, thì Giáo sư Jean Tirole (Pháp) - người vừa giành chiến thắng tại giải Nobel kinh tế năm 2014 đã có câu trả lời.
Thương mại điện tử miễn phí giao dịch nhưng thu lợi từ các phần mềm ứng dụng để thực hiện giao dịch đó
|
Năm 2002, hai năm trước khi Google ra mắt công chúng hay Facebook được thành lập, ông Jean Tirole đã viết rằng, các công ty Internet thời nay hoạt động trên nền tảng hai mặt, một bên ở phía người tiêu dùng và mặt bên kia là các nhà phát triển phần mềm hoặc các nhà quảng cáo. Ngay cả khi doanh nghiệp công nghệ cao chưa bao giờ đọc tác phẩm của ông, họ cũng đang ném xung quanh những từ ngữ như "nền tảng" và "hiệu ứng mạng".
Ông cũng nói rằng, ngành công nghiệp nên được quy định khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm riêng. Nhiều công ty Internet, chỉ chú trọng chuyên về cung cấp sản phẩm miễn phí, có nghĩa là xây dựng luật chống độc quyền về giá là không thích hợp. Nhưng kết quả là họ phát triển quá nhanh khiến họ có thể nhanh chóng trở thành công ty độc quyền.
“Ông ấy giúp chúng ta suy nghĩ về một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta, làm thế nào để đối phó với những gì mà chúng ta gọi là độc quyền thân thiện”, Tim Wu - giáo sư tại Trường Luật Columbia nghiên cứu chính sách Internet và chống độc quyền - cho biết, "Amazon, Google và những người khác cung cấp miễn phí hoặc với giá rẻ cho chúng ta tất cả những thứ này, vì vậy chúng ta thích họ, nhưng chúng ta không thấy được những mặt nguy hiểm của họ”.
Năm 2002, cùng với Jean-Charles Rochet, Tirole định nghĩa về tính hai mặt của thị trường bằng cách thu phí cao hơn đối với một số bộ phận khách hàng để làm tăng nhu cầu của người khác. Đó là lý do tại sao một câu lạc bộ trả tiền cho Kim Kardashian khi làm lễ khai trương trong khi trả cả phí cho các khách mời, hoặc tại sao Visa trả phí cho thương gia chứ không phải người tiêu dùng khi mua hàng.
Trong ngành công nghiệp công nghệ cao, nó giải thích lý do tại sao Google, Facebook và Twitter cung cấp dịch vụ của họ miễn phí, càng có nhiều người sử dụng, thì họ có thể thu hút được nhiều quảng cáo hơn. Tương tự như vậy, Amazon giảm giá các mẫu điện thoại mới của mình xuống chỉ còn 99 cent, một phần bởi vì điện thoại thông minh chỉ thành công khi có rất nhiều các ứng dụng, mà các nhà phát triển sẽ không muốn xây dựng các ứng dụng cho điện thoại của Amazon trừ khi rất nhiều người đang sử dụng nó.
Giáo sư Tirole đã viết về các loại hình công nghệ, trò chơi video như sau: "Người tiêu dùng muốn mua các game để chơi; còn các nhà phát triển game chọn nền tảng đang hoặc sẽ được phổ biến giữa các game thủ".
Lợi ích đến từ quy mô
Dịch vụ thanh toán di động mới của Apple là một ví dụ khác. Ông Tirole cho rằng, thẻ tín dụng chỉ có hiệu lực nếu có đủ khách hàng sử dụng và đủ các thương gia chấp nhận nó. Các công ty thẻ tín dụng phải cân bằng nhu cầu của cả hai khi họ xây dựng mức phí.
Apple thành công trong khi các công ty khác đã thất bại trong việc thuyết phục các ngân hàng hợp tác với họ, một phần vì Apple có rất nhiều khách hàng. Các ngân hàng cung cấp cho Apple mức phí giao dịch thẻ tín dụng thấp hơn mức bình thường với hy vọng rằng, người dùng Apple sẽ mang đến cho họ nhiều giao dịch hơn.
"Tôi không ngạc nhiên khi những gì mà Jean Tirole viết được những người tư vấn cho Apple và tất nhiên là cả MasterCard, Visa và American Express rất coi trọng", Joshua Gans, một giáo sư tại Đại học Toronto viết trên blog về cạnh tranh trong thời đại kỹ thuật số.
Đối với nhà quản lý, các công ty công nghệ là một thách thức, một phần vì họ không theo các hành vi độc quyền điển hình: Nhiều công ty không tính phí cho sản phẩm của họ và các công ty cung cấp sản phẩm hoàn toàn khác nhau thì vẫn là đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ, Chủ tịch của Google, Eric Schmidt, trong một bài phát biểu hôm 14/10 nói rằng, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Google trong lĩnh vực tìm kiếm là Amazon và trên điện thoại di động là Facebook - mặc dù cả hai hãng trên không phải chuyên về lĩnh vực tìm kiếm trên internet.
Tính hai mặt của thị trường giống như một công cụ tìm kiếm, có xu hướng trở thành công ty độc quyền như ông Tirole đã viết, nhưng những nguy hiểm cũng khác nhau và khó nhìn thấy hơn so với các công ty độc quyền truyền thống, dù sức mạnh của độc quyền cản trở những công ty mới nổi lên. Đó là một trong những yếu tố cơ quan chống độc quyền xem xét trong quá trình điều tra Google.
“Lấy cảm hứng từ Jean Tirole và những người khác giống như ông, nỗ lực của chúng tôi là cố gắng để vượt qua sự hiểu biết truyền thống về một cái gì đó", ông Wu, một cố vấn cấp cao cho Ủy ban Thương mại Liên bang về các vấn đề chống độc quyền cho biết, “Rất khó lý giải về sức mạnh thị trường và nỗi ám ảnh truyền thống với giá cả khi mọi thứ đều miễn phí. Nhưng tất nhiên họ không phải là miễn phí. Các chi phí này ở nằm ở một chỗ khác”.
Đối với người tiêu dùng, họ buộc phải xem các quảng cáo, phải trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm của mình và phải từ bỏ quyền riêng tư.
"Người ta nói, tôi là một người dùng Facebook. Nhưng trên thực tế, bạn là một nhà cung cấp cho Facebook", ông Gans nói, "Họ cung cấp cho bạn các loại dịch vụ và sau đó tận dụng số lượng thành viên đông đảo mà bạn là một trong số đó để bán sản phẩm thực tế của họ cho các nhà quảng cáo".
Tuy nhiên, theo ông Tirole, người sử dụng Internet thường không nghĩ theo cách đó.
Vũ Anh Tuấn
thời báo ngân hàng
|