Thứ Bảy, 04/10/2014 16:21

Lợi nhuận kinh doanh trong thời chiến

Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể là một đe dọa về địa chính trị, nhưng nó vẫn chưa phải là mối nguy hiểm đáng kể đối với giới kinh doanh.

Mất một ngày chạy xe ra khỏi khu vực có xung đột, vùng Iraq do người Kurd kiểm soát, ba công ty dầu hỏa phương Tây, Genel Energy, DNO và Gulf Keystone, tiếp tục bơm dầu thô qua các đường ống hoặc gửi chúng bằng đường bộ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Giá trị thị trường kết hợp của họ đã giảm xuống sau khi IS chiếm thành phố Mosul hồi tháng 6, nhưng đã phục hồi được 8,3 tỷ USD, giảm 29% từ đầu năm, đó là một cú giảm nặng, nhưng vẫn không tệ lắm so với những công ty phải đứng ở tuyến đầu.

“Chúng tôi đã đi khỏi nơi kém an ninh trong thời chiến”, giám đốc một công ty nói. Nhưng ông ta tin rằng nhóm quân đội người Kurd sẽ bảo vệ cho doanh vụ của ông. Tuy các nhà đầu tư đang phải chia nhỏ những kiểu mẫu thương mại của họ, nhưng họ không chạy ra khỏi cửa. Hiện nay những nhà phân tích thừa nhận họ đã bị thất thoát khoảng 15% vốn, tăng 12,5% so với trước khi IS tấn công.

Theo lý thuyết, sau 20 năm toàn cầu bành trướng, các công ty đa quốc gia càng dễ bị tổn thương hơn trước. Các công ty phương Tây có từ 20% - 30% doanh số của họ tại những thị trường mới nổi, tăng gấp đôi so với giai đoạn giữa những năm 1990. Không chỉ những ông lớn về dầu hỏa, nhưng ngay cả những tài năng về công nghệ và những người bán túi xách cũng bị đối diện với nguy cơ chính trị. Hàng loạt vấn đề xảy ra, từ bất ổn tiền tệ, xung đột, những kiềm chế về việc chuyển gửi tiền mặt trở lại quê nhà và những bất ổn cho tới những chế tài về sản xuất, hoặc thậm chí cả về quốc hữu hóa.

Tuy gần đây vẫn chưa có sự xáo trộn địa chính trị nào gây ảnh hưởng nhiều đến các công ty hay những thị trường tài chính. Người ta cũng đã chứng kiến những tổn thất nhất định. Carlsberg, Adidas, Société Générale và những công ty khác đều đã bị giảm giá hoặc buộc phải giảm giá bán do tình hình xung đột.

Một giải thích hiển nhiên: những khu vực xảy ra xung đột tuy mang tầm quan trọng về phương diện chính trị, nhưng về phương diện kinh tế lại không đáng kể. Trung Đông, Bắc Phi, Nga và Ukraine cùng nhau hợp lại chỉ sản xuất khoảng 7% sản lượng kinh tế thế giới. Đó chỉ là “những vết thương còn mới”, nói theo giám đốc một ngân hàng ở Wall Street. Chỉ có 2% vốn đầu tư nước ngoài của các công ty Mỹ, Nhật và Anh đầu tư vào những nơi này. Nhiều ông chủ tỏ ra lo ngại đối với các luật sư Mỹ nhiều hơn là lo ngại các jihadist. Giống như các quốc gia, những công ty đa quốc gia không quan tâm tới các đồng minh thường xuyên, họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận thường xuyên mà thôi.

Văn Khanh (lược dịch)

CATPHCM

Các tin tức khác

>   Nữ chính trị gia triển vọng cho ghế Thủ tướng Nhật (04/10/2014)

>   Đàm phán TPP: Mỹ kêu gọi Nhật nhượng bộ để khơi thông bế tắc (03/10/2014)

>   Thái Lan và Malaysia ủng hộ Indonesia thiết lập giá sàn cao su (03/10/2014)

>   Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng sang Đông Nam Á (03/10/2014)

>   Thu nhập của lao động nông thôn tại châu Á tăng mạnh (03/10/2014)

>   ASEAN tăng cường hài hòa hóa các quy định về mỹ phẩm (02/10/2014)

>   Italy: Biểu tình chống chính sách khắc khổ trước cuộc họp của ECB (02/10/2014)

>   Ngân sách dành cho an toàn thông tin toàn cầu đã giảm (02/10/2014)

>   Giám đốc Mật vụ Mỹ từ chức vì sai lầm trong bảo vệ Obama (02/10/2014)

>   Chính phủ Pháp thừa nhận tình hình kinh tế tiếp tục ảm đạm (02/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật