Chủ Nhật, 12/10/2014 08:36

Kinh tế thế giới phục hồi và tăng bình quân 3,3%

Nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ phục hồi không đồng đều. Theo dự kiến, tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng một cách khiêm tốn, đạt 2,6% vào năm 2014 và đạt mức tăng bình quân 3,3% trong giai đoạn 2015 – 2017

Đây là tổng quan báo cáo kinh tế thế giới vừa được Ngân hàng thế giới (WB) công bố, theo đó hoạt động kinh tế ở nhóm có thu nhập cao đã mở rộng trong quý II, nhưng hiệu quả tăng trưởng ở các nước có sự dao động đáng kể.

Kinh tế Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu phục hồi

Theo WB, ở Mỹ sản lượng sản xuất đã phục hồi mạnh mẽ, nhờ sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ thích ứng, áp lực củng cố tài khóa giảm nhẹ, tỉ lệ việc làm tăng, đầu tư có tăng trưởng và niềm tin đã tăng lên. Tăng trưởng được dự báo là sẽ đạt khoảng 2% vào năm 2014 và tăng lên đến 3% vào năm 2015. Trong khi đó, ở khu vực đồng Euro, đà phục hồi tiếp tục bị suy yếu do lực cầu nội địa và tăng trưởng tín dụng yếu ớt và triển vọng đầu tư ảm đạm.

Trong khi đó, tại Nhật Bản chính sách tiền tệ thích ứng và các cam kết về cải cách đang hỗ trợ cho tăng trưởng, nhưng theo dự kiến, chủ trương củng cố tài khóa sẽ khiến cho lực cầu nội địa tiếp tục yếu ớt trong suốt năm 2015, với sự phục hồi chậm của XK. Cả Châu Âu và Nhật Bản, tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ đạt khoảng 1% vào năm 2014, sau đó sẽ tăng lên một cách chậm chạp

Đông Á - Thái Bình Dương được hưởng lợi

Theo WB, nhìn chung, hoạt động kinh tế ở các nước có thu nhập cao sẽ dần trở nên mạnh hơn, khiến cho nhu cầu đối với các mặt hàng XK từ các nước đang phát triển Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tăng lên, giúp cho khu vực này duy trì được hiệu quả tăng trưởng. Tăng trưởng ở các nước đang phát triển Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương sẽ giám nhẹ dần từ mức 7,2% vào năm 2013 xuống 6,9% vào năm 2014 – 2015.

Không kể Trung Quốc, tăng trưởng ở các nước đang phát triển trong khu vực được dự kiến sẽ giảm xuống mức đáy là 4,8% trong năm nay, phản ánh sự suy giảm ở Indonesia và Thái Lan, trước khi tăng lên mức 5,3% vào năm 2015 – 2016. Các nước đang phát triển khu vực Đông Á – Thái Bình Dương vẫn tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với khu vực khác trên thế giới

Cũng theo WB, mặc dù toàn bộ khu vực này sẽ được hưởng lợi nhiều hơn bất cứ khu vực nào nhờ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu nhưng tác động tới các nước khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào môi trường đầu tư và XK. Chẳng hạn, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam và Camphuchia có điều kiện phù hợp để tăng XK, phản ánh mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng của các nền kinh t ế này vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực,vốn có vai trò làm động lực thúc đẩy thương mại toàn cầu tỏng vòng 20 năm qua.

Đầu tư ở các nền kinh tế lớn của khu vực ASEAN đã suy giảm, trong khi tiêu dùng tư nhân vẫn không bị ảnh hưởng. Chẳng hạn tại Indonesia, sự suy giảm về đầu tư phản ánh môi trường đầu tư kém, công với giá cả hàng hóa XK giảm, chi phí vốn tăng và những điều chỉnh trong lĩnh vực bất động sản. Hay như tại VN và Philipines, hoạt động đầu tư yếu ớt phản ánh những nhân tố mang tính cơ cấu, và đồng thời cũng do tác động cộng lực của thị trường bất động sán èo uột…

Vẫn còn nhiều bất trắc

Theo WB, vẫn còn nhiều bất trắc liên quan đến sức mạnh và tính bền vững của đà phục hồi ở các nước có thu nhập cao cũng như liên quan đến thời gian, thời điểm mà các ngân hàng trung ương ở các nước này thực hiện hành động chính sách. Một rủi ro chính ảnh hưởng tới triển vọng ở khu vực này là sự phục hòi của nền kinh tế toàn cầu, kèm theo đó là sự khởi sắc về nhu cầu đối với các mặt hàng XK của khu vực, có thể sẽ diễn ra với tốc độ chậm hơn so với tiên liệu. Hơn nữa, các điều kiện tài chính toàn cầu có khả năng sẽ thắt chặt, và mức độ biến động về tài chính cũng có thể tăng lên, đặc biệt là trong trường hợp những căng thẳng về địa chính trị leo thang. Điều này có thể tạo ra những thách thức đối với một số nền kinh tế trong việc trả nợ. Liên quan tới đó là giá cả bất động sản ở một số nước có khả năng sẽ phải chịu áp lực.

“Cách tốt nhất để các quốc gia trong khu vực có thể giải quyết những rủi ro là thông qua việc giải quyết những yếu kém do những chính sách về tài chính và tài khóa từ trước tới nay đã tạo ra, và bổ sung cho nhuwgnx biện pháp này bằng những cải cách cơ cấu nhằm tăng khả năng cạnh tranh về XK” Ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của WB nói.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong môi trường toàn cầu bất trắc như vậy, vẫn còn một số cảnh cửa cơ hội để thực thi những cải cách quan trọng, và trong một số trường hợp những cải cách đó lẽ ra đã phải thực hiện từ lâu. Vì vậy, ưu tiên trong ngắn hạn ở một số nước là giải quyết những yếu kém và những lĩnh vực kém hiệu quả do đã thực hiện những chính sách tiền tệ nới lỏng và kích thích tài khóa trong một thời gian dài.

Quốc Anh

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Vàng tăng hơn 2%/tuần, chấm dứt chuỗi 5 tuần giảm giá liên tiếp (11/10/2014)

>   S&P hạ triển vọng tín nhiệm Pháp xuống “tiêu cực” (11/10/2014)

>   G20 thảo luận về tăng trưởng kinh tế và đầu tư cơ sở hạ tầng (10/10/2014)

>   Kết quả stress test ngân hàng Eurozone sắp lộ diện (10/10/2014)

>   Đồng rúp giảm giá, ai bị hệ lụy? (10/10/2014)

>   Nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn, dầu WTI xuống thấp nhất từ tháng 12/2012 (10/10/2014)

>   Phục hưng nước Nga: Thực tế chứng minh ngược (10/10/2014)

>   Vàng nhảy vọt gần 20 USD/oz (10/10/2014)

>   Trung Quốc vượt Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới (09/10/2014)

>   Mỹ: Thâm hụt ngân sách giảm gần 1/3 (09/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật