Thứ Sáu, 24/10/2014 09:59

Khu vực eurozone trước nguy cơ “đánh mất 10 năm”

Tăng trưởng kinh tế tương lai của khu vực Eurozone có thể rơi vào suy thoái mới.

Theo một báo cáo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) đã chững lại, đồng thời, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế chính trên thế giới sẽ tiếp tục duy trì tốc độ vừa phải trong những tháng sắp tới.

Trở thành một Nhật Bản thứ hai?

Qúy I năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã cho thấy dấu hiệu chững lại, sang quý II thì rơi vào trạng thái đình trệ. Báo cáo nghiên cứu của OECD chỉ ra rằng, một dấu hiệu để đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế của Eurozone cho thấy thời gian còn lại của năm nay, kinh tế khu vực này cũng sẽ không mấy khả quan, thậm chí còn có khả năng rơi vào suy thoái. OECD cho biết, khu vực Eurozone vẫn là “điểm tăng trưởng trũng” của nền kinh tế toàn cầu.

Tổng quan nền kinh tế Đức không mấy khả quan, ảnh hưởng chung đến sức khỏe của khu vực kinh tế eurozon

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nước trong khu vực Eurozone vẫn đang phải “phân tâm” cho công cuộc tái cấu trúc và tái cân bằng nền kinh tế của mỗi nước, tuy nhiên mức độ thành công của các quốc gia là khác nhau. Các khoản nợ chính phủ và nợ ngân hàng đã khiến cho khu vực Eurozone lún sâu vào thời kỳ suy thoái hậu khủng hoảng năm vào 2011, từ đó đẩy Eurozone vào một cuộc chiến đương đầu với các vấn đề hóc búa chưa từng có.

Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây đã phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của ba nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone là Đức, Pháp, Italy. IMF cho biết, nền kinh tế Italy sẽ xuất hiện tình trạng suy thoái trong 3 năm liên tiếp. IMF cảnh báo, trong 6 tháng tới, khả năng khu vực Eurozone rơi vào một chu kỳ suy thoái mới đã tăng gấp 2 lần so với mức dự đoán 38% được công bố vào tháng 4 năm 2014.

Gần đây, bà Christine Lagard, tổng giám đốc IMF, cũng đưa ra cảnh báo đối với khu vực Eurozone, chỉ ra rằng Eurozone đang ngày càng có có những “triệu chứng” và “vấn đề” giống với nền kinh tế không mấy khởi sắc của Nhật Bản.

Bà cũng cho biết thêm, Eurozone cần khẩn trương triển khai các biện pháp để xoay chuyển tình thế khó khăn của nền kinh tế hiện nay.

Trong 6 năm qua, Eurozone vẫn chưa thoát khỏi bóng đen của cuộc khủng hoảng tài chính. Tỷ lệ lạm pháp mức thấp kéo dài của Eurozone đã cho thấy các triệu chứng tương tự như nền kinh tế Nhật Bản. Bà Christine hối thúc các nước EU cần đẩy nhanh cắt giảm thặng dư thương mại để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Tất cả tình hình này khiến người ta liên tưởng khu vực Eurozone giống như “Nhật Bản thứ hai”.

Tổng quan nền kinh tế Đức không mấy khả quan, ảnh hưởng chung đến sức khỏe của khu vực kinh tế eurozon

Các số liệu không mấy khả quan

Theo thông tin, các chỉ số công nghiệp của Đức tiếp tục tụt dốc. Chỉ tính riêng trong tháng 10/2014, số lượng các đơn đặt hàng và sản xuất công nghiệp đều giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái. Những số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu tháng 9 vừa qua ở mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Nhà kinh tế học hàng đầu của Ngân hàng Saxo Bank (Thụy Sỹ), ông Steen Jacobsen, cho biết, ông rất không lạc quan về triển vọng kinh tế khu vực Eurozone. Ông cho biết: “Kinh tế Đức rất có khả năng rơi vào suy thoái, điều này sẽ kéo các quốc gia khác của khu vực Eurozone bị trượt theo. Tôi cho rằng, điều này rất có khả năng xảy ra trong quý I năm 2015”.

Ngoài ra, số liệu của hải quan Pháp cũng cho biết, thâm hụt thương mại trong tháng 8 của nước này cũng đã mở rộng đến con số 5,78 tỷ Euro, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như thiết bị hàng không, hóa học, các sản phẩm dầu tinh luyện, tiểu mạch và các thiết bị công nghiệp khác đều giảm mạnh.

Trong phiên họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh diễn ra ngày 9/10, ngân hàng này tuyên bố quyết định giữ nguyên mức lãi suất thấp nhất trong lịch sử là 0,5%, đồng thời không tiến hành điều chỉnh kế hoạch mua vào khoản tiền mặt trị giá 375 tỷ Bảng Anh (tương đương 609 tỷ USD).

Những chỉ số chứng khoán chính của khu vực cũng cho thấy dấu hiệu đi xuống: chỉ số CAC40 của Pháp giảm 0,64%, kết thúc phiên giao dịch ngày 9/10 đạt 4141,5 điểm; chỉ số DAX30 của Đức tăng nhỉnh hơn 0,11% so với ngày giao dịch 8/10, kết thúc phiên giao dịch đạt 9005,02 điểm, nhưng đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2013 trở lại đây; chỉ số FTSE100 của Financial Times (Anh ) giảm 0,78%, đạt 6431,85 điểm khi kết thúc phiên giao dịch.

Một số chuyên gia kinh tế cảnh báo, nếu như cuộc cải cách cơ cấu của các quốc gia khu vực Eurozone như Pháp không thành công, thì các nước Eurozone rất có khả năng sẽ rơi vào thời kỳ “đánh mất 10 năm”.

Để giúp kích thích phục hồi tăng trưởng kinh tế khu vực Eurozone, Mario Draghi, Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (EC), vẫn quyết đinh giữ lãi suất cơ sở của ngân hàng này ở mức thấp. Đồng thời, Ngần hàng này bơm thêm các khoản tiền thanh khoản vào các ngân hàng lớn của châu Âu thông qua các khoản cho vay dài hạn với lãi suất thấp, cũng như đưa ra cam kết áp dụng “mọi biện pháp cần thiết” để cứu vãn nền kinh tế khu vực Eurozone.

Nguyễn Nam

tổ quốc

Các tin tức khác

>   Dầu đảo chiều và vượt mốc 82 USD/thùng sau khi chạm đáy 2 năm (24/10/2014)

>   Vàng chìm nghỉm khi nhà đầu tư ưa thích rủi ro (24/10/2014)

>   Ngân hàng trung ương Nga sẽ điều hành thị trường ngoại hối (23/10/2014)

>   Vay nợ và việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia của S&P, Moody's và Fitch (23/10/2014)

>   Tranh cãi xung quanh vấn đề ngân sách năm 2015 của Italy (22/10/2014)

>   Reuters: 11 ngân hàng châu Âu rớt stress test (22/10/2014)

>   Italy có thể bị EU khởi kiện vì vi phạm các quy định chi tiêu (22/10/2014)

>   Dầu tăng nhờ GDP Trung Quốc nhưng tâm lý bi quan tiếp diễn (22/10/2014)

>   Vàng tăng trước kỳ vọng vào gói kích thích từ ECB (22/10/2014)

>   Làm việc quá sức gây thiệt hại cho nền kinh tế Thụy Sĩ (21/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật