Thứ Năm, 16/10/2014 07:22

Dow Jones rơi tự do hơn 450 điểm trước khi thoát đáy

Tại mức thấp nhất trong phiên, Dow Jones bốc hơi 458 điểm và rớt mốc 16,000 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 14/02. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất trong phiên của chỉ số này kể từ mức hạ thả phanh 552 điểm vào ngày 22/09/2011. Được biết, tổng số phiên biến động 3 con số của Dow Jones đã chiếm khoảng 78% trong số 23 phiên giao dịch vừa qua.

* Citigroup rút hoạt động khỏi 11 quốc gia

* Đô la Mỹ mạnh lên, ai lợi ai thiệt?

 

Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong ngày thứ Tư trước mối lo lắng kéo dài về nhu cầu yếu kém trên toàn cầu. Dù vậy, ba chỉ số chính nỗ lực thoát khỏi các mức đáy xác lập trong phiên từng khiến S&P 500 và Nasdaq tích tắc mang sắc đỏ trong năm nay.

Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và cổ phiếu năng lượng, hai lĩnh vực sụt giảm mạnh nhất thời gian gần đây, đã phần nào hỗ trợ thị trường vào cuối phiên. Chỉ số Russell 2000 của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng 1% và chỉ số S&P Năng lượng tiến 0.4%.

Một trong những mối lo ngại lớn nhất của thị trường lúc này là sự yếu kém của nền kinh tế toàn cầu có thể tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ. Bên cạnh đó là nỗi lo sợ về sự lây lan của virus Ebola sau khi bệnh nhân nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ là ông Thomas Eric Duncan chết.

Phiên sụt giảm ngày thứ Tư có nguy cơ quét sạch thành quả từ đầu năm đến nay của S&P 500 và Nasdaq. Tại mức thấp nhất trong phiên, S&P 500 giảm hơn 3%. Trong khi đó, Dow Jones tiếp tục trượt dài trong năm nay và khép lại phiên giảm điểm thứ 5 liên tiếp.

Tốc độ và mức độ bán tháo đã khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ vì trước đó họ kỳ vọng rằng ít nhất thị trường thị trường sẽ khép lại năm nay với mức tăng nhẹ. Hiện S&P 500 đã giảm 7.4% so với mức cao kỷ lục xác lập hôm 18/09 và chỉ còn tăng 0.8% trong năm nay. Chỉ số này giao dịch trong biên độ 57 điểm, mức rộng nhất kể từ tháng 8/2011.

Liên quan đến các số liệu kinh tế Mỹ, doanh số bán lẻ và giá sản xuất giảm trong tháng 9 trong khi hoạt động sản xuất tại New York tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 4/2014.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones giảm 173.45 điểm (tương ứng 1.06%) còn 16,141.74 điểm, chỉ số S&P 500 mất 15.21 điểm (tương ứng 0.81%) còn 1,862.49 điểm và chỉ số Nasdaq Composite rớt 11.85 điểm (tương ứng 0.28%) còn 4,215.32 điểm.

Nguồn: Reuters

Khối lượng giao dịch tăng vọt với khoảng 11.9 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, tăng gần 50% so mức bình quân từ đầu tháng đến nay, số liệu của BATS Global Markets cho thấy.

Trên sàn New York, số cổ phiếu giảm vượt số cổ phiếu tăng với tỷ lệ 1,655:1,466 (tương ứng 1.13:1). Ngược lại, trên sàn Nasdaq, số cổ phiếu tăng vượt số cổ phiếu giảm với tỷ lệ 1,500:1,225.

Diễn biến các TTCK chính trên thế giới ngày 15/10

 Nguồn: VietstockFinance

Phước Phạm (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   S&P 500 và Nasdaq ngừng rơi, Dow Jones sẩy chân cuối phiên (15/10/2014)

>   Lãi hàng tỉ đô, vì sao "gã khổng lồ" Huawei vẫn chưa muốn lên sàn? (14/10/2014)

>   Bán tháo muộn trên Phố Wall, S&P 500 chứng kiến 3 phiên lao dốc mạnh nhất từ năm 2011 (14/10/2014)

>   Khi Google đầu tư tài chính (13/10/2014)

>   Cậu bé chơi chứng khoán lúc 8 tuổi thành doanh nhân (11/10/2014)

>   Xả hàng tiếp diễn, S&P 500 và Nasdaq có tuần lao dốc mạnh nhất từ tháng 5/2012 (11/10/2014)

>   Chóng mặt với đà biến động của chứng khoán Mỹ (10/10/2014)

>   TTCK nào tăng mạnh nhất thế giới sau lời trấn an của Fed về lãi suất? (09/10/2014)

>   Chứng khoán Mỹ có phiên bứt phá mạnh nhất năm 2014 nhờ biên bản họp của Fed (09/10/2014)

>   Dow Jones bốc hơi hơn 200 điểm chỉ trong một giờ cuối, S&P 500 xuống thấp nhất 8 tuần (08/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật