Xả hàng tiếp diễn, S&P 500 và Nasdaq có tuần lao dốc mạnh nhất từ tháng 5/2012
Dow Jones cũng bắt đầu giảm điểm trong năm 2014 trước sức ép từ đà rớt giá của nhóm cổ phiếu công nghệ sau khi một nhà chế tạo chip cảnh báo về sự rút lui mạnh của lĩnh vực này.
* Dấu hiệu gì khi tỷ phú thế giới tăng tích trữ tiền mặt?
S&P 500 đóng cửa tại mức thấp nhất kể từ tháng 5/2014 và hiện đang đứng tại đường trung bình động 200 ngày, một chỉ báo kỹ thuật quan trọng mà chỉ số này chưa từng phá vỡ kể từ cuối năm 2012. Đường trung bình động 200 ngày cũng trùng với mức thấp trong phiên mà chỉ số này xác lập đầu tháng 8/2014.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, Dow Jones giảm 115.15 điểm (tương ứng 0.69%) còn 16,544.1 điểm, chỉ số S&P 500 mất 22.08 điểm (tương ứng 1.15%) còn 1,906.13 điểm và chỉ số Nasdaq Composite rớt 102.10 điểm (tương ứng 2.33%) xuống 4,276.24 điểm.
Tính cả tuần, Dow Jones rớt 2.7% trong khi S&P 500 và Nasdaq lần lượt sụt 3.1% và 4.5%, đánh dấu tuần lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 5/2012.
Theo các nhà phân tích, đà bán tháo trong tuần quan xuất phát từ nhiều yếu tố, mặc dù không có yếu tố nào là mới. Một số người cho rằng đà điều chỉnh bắt nguồn từ việc chương trình nới lỏng định lượng (QE) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp kết thúc cũng như mối lo lắng về đà tăng trưởng yếu kém của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại châu Âu cũng như các tác động kèm theo đối với lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ.
Như đổ thêm dầu vào lửa, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) ngày thứ Sáu thông báo hạ triển vọng tín nhiệm của Pháp.
Nguồn: Reuters
|
Trên sàn New York, số cổ phiếu giảm vượt số cổ phiếu tăng với tỷ lệ 2,426:657 (tương ứng 3.69:1). Tỷ lệ này trên sàn Nasdaq là 1,971:729 (tương ứng 2.70:1).
Hơn 9.2 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, vượt xa mức bình quân trong 5 phiên vừa qua là 7.4 tỷ cổ phiếu, số liệu của BATS Global Markets cho thấy.
Diễn biến các TTCK chính trên thế giới ngày 10/10
Phước Phạm (Theo Reuters)
|