Chủ Nhật, 19/10/2014 23:01

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm

Chương trình “Kết nối cung- cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu” do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) thực hiện giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất hàng nông, thủy sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng tiếp cận với các nhà phân phối lớn.

Ông Lê Thành Trung- Phụ trách điều phối và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Big C- khẳng định, hệ thống siêu thị Big C đang tập trung phát triển các sản phẩm địa phương ở mọi miền, nhất là những đặc sản địa phương được ưa chuộng. Vì thế, Big C luôn muốn kết nối với tất cả nhà cung cấp tiềm năng, để từ đó chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Bước đầu, nhà cung cấp sẽ đưa hàng vào một siêu thị Big C ở địa phương gần nơi sản xuất nhất, bán thử nghiệm 6 tháng, nhằm ổn định đầu ra để nhà cung cấp phát triển sản phẩm và chuẩn hóa quy trình sản xuất. Bước tiếp theo, khi năng lực cung cấp lớn hơn, sẽ đưa sản phẩm bày bán tại hệ thống 29 siêu thị Big C trên toàn quốc, giúp nhà cung cấp có cơ hội nâng cao thương hiệu, nâng công suất và mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra, với những mặt hàng đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, Big C sẽ hỗ trợ nhà cung cấp xuất khẩu thông qua Tập đoàn Casino (Pháp) hiện có 25 đối tác tại 20 quốc gia.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng thương mại điện tử là một kênh bán hàng quan trọng được nhiều doanh nghiệp nhắm tới. Theo bà Vương Lê Bích Tuyền- Phụ trách kinh doanh Siêu thị online Golmart- có hai cách để quảng bá sản phẩm trên online Golmart: Golmart hỗ trợ toàn bộ việc kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí cao hơn và theo hợp đồng riêng; hoặc Golmart chỉ hỗ trợ ban đầu, sau đó chuyển tài khoản cho doanh nghiệp quản lý kinh doanh. Quy trình giao dịch bán hàng trên Golmart là khách mua đặt hàng, Golmart giao hàng, nhận thanh toán. Cuối tháng, Golmrt và nhà cung cấp sẽ ngồi lại tính công nợ với nhau và phí là 3% giá trị đơn hàng.

Ông Nguyễn Tuấn- Phó giám đốc ITPC- cho biết, hiệu qua mang lại từ các chương trình kết nối cung - cầu khá cao. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thông qua các chương trình kết nối cung - cầu, hợp tác, hỗ trợ giữa các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, trong năm 2013 đã có 425 hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm với tổng giá trị giao dịch hàng hóa thông qua hợp đồng ký kết hơn 9.000 tỷ đồng. Đây còn là dịp để đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kết nối các nhà sản xuất trong nước với các hệ thống phân phối để tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.

Thanh Thanh

công thương

Các tin tức khác

>   Khai thông “đại lộ” kinh tế Việt Nam-EU (19/10/2014)

>   Mua ô tô phải xếp hàng chờ lấy xe (19/10/2014)

>   Lại tốn tiền vì ụ nổi 83M, Vinalines tiếp tục xin bán (19/10/2014)

>   Định hướng dài hạn nhằm thu hút vốn FDI vào nông nghiệp (19/10/2014)

>   Doanh nghiệp dệt may tìm đường cán đích tỷ USD (19/10/2014)

>   Hơn 800 tỷ đồng xây nút giao cầu Thanh Trì - quốc lộ 5 (19/10/2014)

>   Formosa xin lập đội tàu chở thép trong lãnh thổ VN (19/10/2014)

>   Những lợi ích của Việt Nam khi ký kết TPP (19/10/2014)

>   Sân bay quốc tế Long Thành: Lờ mờ viễn cảnh (19/10/2014)

>   VN lại bị kiện chống bán phá giá (19/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật