Thứ Ba, 28/10/2014 23:04

ĐBQH Đỗ Văn Đương: "Không có tiền lấy đâu chi phí mời luật sư"

Bên hành lang Quốc hội hôm nay (28/10), Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) một lần nữa khẳng định: Tôi không bào chữa gì cả. Tôi không nói luật sư bào chữa vì tiền, mà tôi nói, từ thực tế luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền.

ĐBQH Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Thảo Nguyên

+ Thưa ông, nhiều luật sư đề nghị ông đính chính vì phát biểu trên. Ông có ý kiến gì không ạ?

- Chúng ta đều hiểu không có tiền lấy đâu chi phí mời luật sư bào chữa, trừ luật sư chỉ định và luật sư khác. Như vậy, người có tiền mới có thể trả thù lao cho luật sư, còn người nghèo, người vô gia cư, nghiện hút thì lấy đâu ra tiền thuê luật sư. Luật sư là đối trọng để tránh oan sai nhưng hoạt động của luật sư cũng phải có điều kiện chứ họ cũng không phải sống bằng không khí mà đi bào chữa được.

Thực chất cũng có những luật sư không vì tiền nhưng số đó ít. Hiện 80% vụ án hình sự không có luật sư do thiếu luật sư nhưng cơ bản là người ta không có tiền và 80% nhận tội ngay để xét xử cho nhanh.

Nhưng 100% các vụ án kinh tế có luật sư bào chữa, đặc biệt là những vụ án tham nhũng lớn, luật sư tham gia ngay từ khi khởi tố vụ án. Ví như vụ án Bầu Kiên, Huyền Như... rất nhiều luật sư tham gia bào chữa, tranh tụng tại tòa.

Nói đi phải nói lại, một lần nữa tôi khẳng định vai trò luật sư rất quan trọng. Họ đã góp phần rất lớn trong việc chống oan sai và không bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, hoạt động của luật sư cũng phải có điều kiện của nó, chẳng nhẽ sống bằng “không khí” để đi bào chữa. Có tiền thuê luật sư bào chữa, còn chỉ định luật sư công, Nhà nước cũng phải bỏ tiền ra cho luật sư. Tuân theo một quy định cung - cầu và giá trị rất rõ ràng. Điều này đâu có gì sai.

+ Ông nghĩ sao về tình trạng luật sư tham gia chạy án?

- Đúng là có 1 số luật sư đứng ra môi giới hối lộ giữa cán bộ tố tụng và bị can, có vụ đã bị xử lý. Phải giám sát chặt chẽ nhưng cơ chế thế nào, chứ không phải lời nói.

+ Nhưng đôi khi tiếng nói của luật sư không được coi trọng như chủ tọa phiên tòa nói chuyện điện thoại khi luật sư đang trình bày quan điểm?

- Như thế thì đáng phê phán. Tiếng nói luật sư đưa ra là cơ quan tố tụng phải tôn trọng nghiên cứu và xem xét. Vì coi trọng cả chứng cứ gỡ tội và buộc tội mới có bản án khách quan, minh bạch thì mới “tâm phục, khẩu phục”. Cái này không phải do cơ chế, pháp lý mà là trong tổ chức thực hiện.

+ Khi ông nói luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền gây ra phản ứng cho giới luật sư. Ông nói lại một lần nữa thế nào?

- Đương nhiên gây ra sự phản ứng. Tôi nói không vì tiền, nhưng phải có tiền. Nếu không có tiền thì lấy đâu nuôi bộ máy trong văn phòng luật sư. Cái đáng lên án là những luật sư chạy án, tham gia vào những vụ án không đúng bản chất của nghề luật sư.

+ Xin cám ơn ông!

Thảo Nguyên (Ghi)

báo thanh tra

Các tin tức khác

>   Các công ty tài chính sẽ thưởng cao hơn năm ngoái (28/10/2014)

>   Đề nghị án tử cho thuyền trưởng bỏ rơi hành khách trong vụ chìm phà Sewol (28/10/2014)

>   Phải đặt tên 'thuần Việt' khi khai sinh (28/10/2014)

>   Tài sản tham nhũng được đưa vào cổ phiếu, cá độ (28/10/2014)

>   Điều khoản bí mật của thanh tra ngân hàng (28/10/2014)

>   Nhiều doanh nghiệp Việt “lơ là” công tác bảo đảm an toàn thông tin? (28/10/2014)

>   Vi phạm bản quyền phần mềm, trị giá 15 tỉ đồng (27/10/2014)

>   Châu Á vẫn có nguy cơ dính Ebola (27/10/2014)

>   Tuần này, Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và tái cơ cấu nền kinh tế (27/10/2014)

>   Dừng thi công miếu thờ trong Formosa Hà Tĩnh (26/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật