Thứ Hai, 06/10/2014 22:57

Đã có 40 dự án phát điện từ bã mía

Hiện Việt Nam đã có 40 dự án phát điện từ bã mía (điện sinh khối) với tổng công suất điện khoảng 150 MW. Ngoài ra nước ta cũng có hơn 11 MW điện của ba dự án khác về xử lý trấu và rác thải thành điện.

Thông tin này được ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo và CDM, Viện Năng lượng cho biết trong buổi hội thảo về năng lượng sinh học tại Việt Nam, do Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam tổ chức trong ngày 6-10.

Theo ông Lê Bá Thắng, Phó phòng Kiểm soát chất lượng môi trường của Công ty cổ phần Đường Lam Sơn (Thanh Hóa) hiện công ty có ba máy phát điện sử dụng nguyên liệu bã mía với tổng công suất hơn 18 MW. Mỗi năm công ty sản xuất được 52 triệu kW điện trị giá gần 50 tỉ đồng. Khoảng hai phần ba sản lượng điện này được nối vào lưới điện quốc gia; với giá bán 720 đồng/KWh công ty đã có lãi.

Ông Thắng cho rằng, Quyết định số 22/2014/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ giá điện sinh khối có hiệu lực từ ngày 10-5-2014 quy định mua điện từ các dự án phát điện sử dụng nguyên liệu sinh khối với giá 1.220 đồng sẽ kích thích được việc đầu tư mạnh hơn vào các dự án điện sinh khối trong thời gian đến.

Tiến sĩ Matthias Eichelbronner, Giám đốc Công ty E.Quadrar Consulting GmBH (Đức) cho biết, ở Đức điện sinh khối được nhà nước cam kết mua với giá cố định trong thời gian dài, với giá đảm bảo cho nhà đầu tư có lời.

Một người Đức khác, tiến sĩ Jochen Amrehn, chuyên gia tư vấn năng lượng chia sẻ: Việc chọn công nghệ để xử lý, biến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, rác thải... thành điện năng phụ thuộc vào đặc điểm từng vùng; không hiểu rõ điều này và chọn sai công nghệ sẽ dẫn đến dự án sẽ thất bại.

Cũng theo tiến sĩ Jochen Amrehn, đã đến lúc Việt Nam cần phải xem phế phẩm trong nông nghiệp rác thải là tài nguyên. Nếu chất thải và phế phẩm cứ tiếp tục được chôn lấp như hiện nay sẽ đến lúc đất nước phải trả giá đắt vì ô nhiễm môi trường và tài nguyên đất trong tương lai rất gần.

Ông Cường nhận định, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển điện sinh khối. Kế hoạch đến năm 2020 Việt Nam sản xuất được 500 MW điện sinh khối và đến năm 2030 là 2.000 MW.

Thái Ngọc

tbktsg

Các tin tức khác

>   Vì sao NTT Data xem Việt Nam là “cơ hội lớn”? (06/10/2014)

>   Khai thông tuyến vận tải thủy ven biển Bắc- Nam: Kéo cước vận tải đường bộ về giá trị thực (06/10/2014)

>   Thu nhập của công nhân ngành thủy sản tăng (06/10/2014)

>   Gần 1.300 tỷ đồng đầu tư cảng hành khách quốc tế Phú Quốc (06/10/2014)

>   Không phải chợ đẹp, hiện đại là đông khách (06/10/2014)

>   Tập đoàn dệt may Hong Kong mở rộng đầu tư tại Việt Nam (06/10/2014)

>   Nội soi nhập siêu từ Trung Quốc (06/10/2014)

>   Xăng giảm liên tiếp, cước vận tải không giảm (06/10/2014)

>   Siêu dự án sân bay quốc tế chục tỉ USD (06/10/2014)

>   VN nhận "rác" từ TQ: Trình độ kém hay lợi ích nhóm? (06/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật