Thứ Năm, 23/10/2014 10:02

Chuyện “hai vai” và bản lĩnh của Đại biểu Quốc hội

Vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đến đâu được nhiều ĐB nhắc đến nhiều trong phiên thảo luận về Luật Tổ chức QH (sửa đổi). Bàn về vấn đề này, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng: “Tốt nhất, không nên đối xử với ĐBQH thuần túy họ là cán bộ cấp dưới của mình mà nên đối xử với cả hai cương vị”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các vị ĐBQH tại phiên khai mạc QH.

Nhắc đến công văn Bộ Y tế đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Y tế TP.HCM báo cáo và giải trình về các nội dung báo đăng phát biểu của ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM về công tác quản lý đấu thầu, nhập khẩu thuốc, ông Trương Trọng Nghĩa cho biết: “Tôi chưa nghe ý kiến Bộ trưởng Bộ Y tế nhưng nếu đó là công văn phản ứng về việc đại biểu Phạm Khánh Phong Lan có ý kiến chất vấn thì không nên”.

Theo ông Nghĩa, trong điều kiện dân chủ của xã hội nói chung và của QH nói riêng chắc chắn không có vị Bộ trưởng nào có quyền hạn chế hoặc răn đe các ĐBQH là thuộc cấp của mình nếu họ thực thi quyền đại biểu của họ.

“Tôi tin rằng, các Bộ trưởng đều hiểu rõ nếu như trong ngành của mình có ĐBQH thì đó là ưu thế, thế mạnh của ngành ấy. Do đó tốt nhất, các Bộ trưởng đối xử với các vị ĐBQH không nên chỉ đối xử thuần túy họ là cán bộ cấp dưới của mình mà nên đối xử với cả hai cương vị”, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nói.

Bình luận về vấn đề này, ĐB Trương Trọng Nghĩa cho biết thêm, hiện nay nhiều đại biểu làm cùng lúc nhiều nhiệm vụ, bên cạnh nhiệm vụ ĐBQH. Có những đại biểu, công việc của họ là làm ăn sinh sống bình thường, nhưng cũng nhiều đại biểu làm những nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong đó nhiều người là thành viên trong hệ thống hành chính nhà nước hoặc trong tổ chức của đảng, đoàn thể. Thực tế này khiến cho nhiều ĐBQH phải xử lý mối quan hệ giữa các nhiệm vụ, các yêu cầu đôi lúc mâu thuẫn hoặc xung đột lẫn nhau.

“Những đại biểu cùng lúc gắn nhiều nhiệm vụ như vậy thì hết sức bản lĩnh và có dũng khí. Nhưng rõ ràng khi là ĐBQH thì phải làm tốt nhiệm vụ dân cử, không phải vì những nhiệm vụ khác mà hy sinh”, ĐB Trương Trọng Nghĩa nói.

Cũng theo vị ĐB này, tất nhiên có lúc sẽ dẫn đến chuyện xung đột lợi ích. Ông cho rằng, đây là khái niệm rất bình thường trong kinh tế, luật pháp, xã hội và quan hệ Nhà nước của mỗi quốc gia. Ví như trong trường hợp ĐBQH là công chức trong một bộ, thấy trong bộ đó có nhiều cái yếu kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của nhân dân mà việc này kéo dài, trong khi muốn thực thi nhiệm vụ ĐBQH, vị đại biểu đó phải phản ánh nguyện vọng của nhân dân.

“Gặp trường hợp này có 2 cách xử lý. Nếu có thông tin cần thiết, đại biểu có thể phản ánh trong nội bộ trước, nếu thấy không chuyển biến mới phản ánh rộng rãi. Nhưng vấn đề là có khoảng cách giữa ĐBQH với lãnh đạo bộ rất xa, ví dụ một giám đốc Sở ở một bộ hay ngành rộng. Trong những trường hợp ấy, ĐBQH quyết định chất vấn, hành xử đúng luật, đúng chức trách, trách nhiệm của đại biểu thì lãnh đạo bộ, ngành đó phải chấp nhận”, ĐB Trương Trọng Nghĩa nhận định.

Theo Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, hay Luật Tổ chức Quốc hội đang sửa đổi, ĐBQH có quyền chất vấn, yêu cầu cung cấp thông tin, có quyền yêu cầu giải quyết những vấn đề tồn tại và có quyền bày tỏ chính kiến của mình.

"Điều 49

ĐBQH có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà ĐBQH chất vấn.

Trong thời gian Quốc hội họp, ĐBQH gửi chất vấn đến Chủ tịch Quốc hội. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp đó. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản.

Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.

Nếu ĐBQH không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn".

(Trích Luật Tổ chức Quốc hội)


Minh Anh

hải quan

Các tin tức khác

>   Dệt may về đích sớm (23/10/2014)

>   1.000 người nộp đơn, xếp hàng: Nghịch cảnh ô tô Việt (23/10/2014)

>   Sân bay Long Thành: Hai điểm yếu và dự báo ảo (23/10/2014)

>   Ngành in ấn kỳ vọng tăng trưởng 12% trong năm 2015 (23/10/2014)

>   Đau đầu xử lý hàng ngàn container “bỏ quên” (23/10/2014)

>   Xu hướng đầu tư dự án nhỏ từ Nhật (23/10/2014)

>   Đề xuất kiểm toán Tập đoàn điện lực, Tập đoàn dầu khí và 28 tổng công ty lớn (23/10/2014)

>   Doanh nghiệp than phiền thủ tục hải quan tùy tiện (23/10/2014)

>   Siết chặt mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh phân bón (22/10/2014)

>   Kế hoạch hành động phát triển Ngành Công nghiệp đóng tàu (22/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật