Chủ Nhật, 05/10/2014 15:31

9 nguyên tắc cổ phần hóa DNNN

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để thực hiện cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), phải thực hiện 9 nguyên tắc cơ bản. Đây là một trong nhóm những văn bản quy phạm pháp luật được Bộ Tài chính ráo riết triển khai để hoàn thiện các chính sách hỗ trợ DN CPH, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu DNNN theo chỉ đạo của Chính phủ.

DN có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù, Bộ Tài chính sẽ cử thành viên tham gia Ban Chỉ đạo CPH.

Tại Thông tư số 127 /2014/TT-BTC, hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị DN khi thực hiện chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, chính thức có hiệu lực từ ngày 20-10-2014, Bộ Tài chính yêu cầu khi thực hiện CPH công ty mẹ, công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải thực hiện xác định giá trị DN theo quy định. Thời điểm xác định giá trị DN của công ty con phải trùng với thời điểm xác định giá trị DN của công ty mẹ.

Cơ quan quyết định CPH phê duyệt các khoản chi phí CPH DN theo quy định tại Thông tư số 196/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH của các DN 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trường hợp CPH các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ thuộc tổ hợp công ty mẹ - công ty con nắm giữ 100% vốn điều lệ mà dự toán chi phí CPH vượt mức quy định, thì Ban Chỉ đạo CPH chỉ đạo DN CPH lập dự toán chi phí, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong phương án CPH, đồng gửi Bộ Tài chính (Cục Tài chính DN) để thực hiện giám sát.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, quá trình xử lý tài chính và xác định giá trị DN CPH phải đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, không làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện xử lý tài chính và xác định giá trị DN không chấp hành đúng chế độ quy định, gây ra tổn thất hoặc thất thoát tài sản nhà nước thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm hành chính, bồi thường vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trước khi thực hiện CPH, DN CPH phải thực hiện kiểm kê, xử lý tài chính và xác định lại giá trị DN, giá trị phần vốn nhà nước tại DN theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hoá, kể cả các DN theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục, phân loại DN nhà nước khi thực hiện CPH thuộc diện nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần.

Sau khi đã được xử lý tài chính và thực hiện xác định giá trị DN mà không còn vốn nhà nước tại DN hoặc giá trị thực tế DN thấp hơn các khoản nợ phải trả, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định CPH chỉ đạo DN phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của DN xây dựng phương án tái cơ cấu DN để chuyển DN thành công ty cổ phần. Trong trường hợp phương án tái cơ cấu không khả thi, không có hiệu quả thì áp dụng hình thức giải thể, phá sản hoặc hình thức sắp xếp khác phù hợp theo quy định của pháp luật.

Kết quả xác định giá trị DN CPH, giá trị thực tế phần vốn nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để DN CPH xác định vốn điều lệ, xây dựng phương án CPH và tổ chức bán cổ phần lần đầu, tổ chức đại hội đồng cổ đông, tiếp tục xử lý những vấn đề tài chính còn tồn tại đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, quyết toán tài chính quá trình CPH với nhà nước và bàn giao cho công ty cổ phần.

Người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP thành lập Ban chỉ đạo CPH DN để giúp tổ chức triển khai công tác CPH theo chế độ quy định. Ban chỉ đạo CPH giải thể sau khi DN CPH đã hoàn thành bàn giao sang công ty cổ phần. Những vấn đề về tài chính phát sinh (nếu có) sau khi DN CPH đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần nhưng có liên quan đến quá trình cổ phần hoá thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá DN có trách nhiệm tiếp tục xử lý.

Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển DN và Bộ Tài chính cử thành viên tham gia Ban Chỉ đạo CPH DN có quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (Bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, khai thác dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

Các bước công việc và quy trình chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thực hiện theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Trường hợp DN CPH không thực hiện chuyển đổi DN theo quy trình này thì thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính từ đầu năm đến tháng 9-2014 cả nước đã sắp xếp được 52 DN, trong đó 49 DN đã được phê duyệt phương án CPH, bán 1 DN, chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Theo kế hoạch đã được duyệt trong giai đoạn 2014-2015 cả nước phải CPH 432 DN.

Sau Hội nghị giao ban về tái cơ cấu DN nhà nước diễn ra vào đầu tháng 8-2014, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bám sát đề án tái cơ cấu, phương án sắp xếp DNNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ và khẩn trương nhiệm vụ CPH, thoái vốn nhà nước. Thủ tướng yêu cầu đến quý III- 2014 công bố được giá trị DN và cuối quý IV-2014 phê duyệt xong phương án CPH.


Minh Anh

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Đừng cổ phần hóa kiểu “ba nạc bảy mỡ” (03/10/2014)

>   Thủ tướng: 'Cổ phần hóa không phải để Nhà nước thu về bao nhiêu' (03/10/2014)

>   Cổ phần hóa để tạo ra những DN hiệu quả hơn (30/09/2014)

>   Tổng giá trị cổ phần bán được qua HNX trong 9 tháng tăng 200% (29/09/2014)

>   Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Kỳ vọng sóng lớn cuối năm (29/09/2014)

>   IPO Vinatex: 90% đấu giá thành công, nhà đầu tư ngoại gom 55 triệu cp (22/09/2014)

>   HOSE: Thông báo kết quả đấu giá cổ phần của Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (22/09/2014)

>   Vinamotor loay hoay tìm đối tác ngoại (19/09/2014)

>   Nhà đầu tư Pháp muốn mua cổ phần Tổng Công ty Cảng hàng không (18/09/2014)

>   Hủy bán đấu giá 5.5 triệu cp CTCP Thương mại Dịch vụ VDA Đà Nẵng (18/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật