Thứ Năm, 02/10/2014 07:31

40% số dự án đầu tư công không được giám sát!

Số lượng các dự án đầu tư công thiếu giám sát đang rất lớn, làm bất lực các cơ quan quản lý nhà nước lẫn các cơ quan quản lý chất lượng công trình, Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) Nguyễn Xuân Tự nhận xét.

Tại hội thảo xây dựng định hướng chiến lược về giám sát và đánh giá đầu tư công thời kỳ 2015 - 2020 do MPI và Đại sứ quán Australia tổ chức chiều 1-10, ông Tự cho biết, số dự án đầu tư công theo báo cáo của các tỉnh hiện nay dao động trong khoảng từ 34.000 đến 38.000 dự án, trong đó chỉ có khoảng 24.000 – 26.000 dự án có báo cáo giám sát thực hiện, chiếm khoảng trên dưới 60%.

Như vậy, số dự án không được giám sát, chiếm 40% tổng số dự án, là rất lớn. Ông Tự nói: “Tỉ lệ trên là rất đáng lo ngại. Nhiều dự án dùng vốn của nhà nước nhưng không báo cáo và điều trớ trêu là họ vẫn thực hiện các dự án này bình thường, dù chế tài đã có”.

Ông Tự cho biết, nhiều dự án không có báo cáo giám sát đầu tư, không được cấp vốn trong chu kì tiếp theo, nhưng qua kiểm tra của MPI, dự án vẫn cứ được thực hiện bởi các bộ, ngành, và chính quyền địa phương.

“Đây là vấn đề cho thấy vì sao đầu tư công trong thời gian qua không hiệu quả. Nhiều cơ quan đơn vị sau khi được cấp vốn dự án xong không rõ tình hình thực hiện ra sao vì họ không báo cáo,” ông nói.

Ông Tự thừa nhận: “Các bộ không biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không biết, thậm chí Thủ tướng cũng không biết.”

Ông Tự cho biết: “Có dự án 10 năm vẫn chưa xong, tiền cấp hàng năm chỉ đủ để nuôi bộ máy.”

Ông Tự hy vọng, Luật Đầu tư công có hiệu lực vào đầu năm sau sẽ thay đổi thực trạng này.

Bên cạnh đó, ông Tự cho biết Chính phủ đang xây dựng hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá các dự án đầu tư công. Hệ thống này mới chỉ giám sát được 10.000/40.000 dự án trên toàn quốc. Nếu hoàn thiện hệ thống này, báo cáo thường xuyên được cập nhật qua mạng, thì Chính phủ sẽ theo dõi được tất cả các dự án, theo ông Tự.

Đầu tư công dàn trải vẫn đang làm đau đầu các nhà quản lý dù Thủ tướng đã có Chỉ thị 1792 nhằm giải quyết vấn đề này.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước công bố gần đây cho biết, có không ít bộ, ngành và địa phương vẫn mặc nhiên chi cho đầu tư phát triển một cách “hồn nhiên” như chưa từng có Chỉ thị của Thủ tướng. Ví dụ, bố trí vốn cho các dự án khởi công mới không phải là công trình cấp bách vẫn rất phổ biến, tỉnh Quảng Bình có 19 dự án; Phú Thọ 13 dự án; Sơn La 6 dự án.

Những thông tin trên của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, tinh thần của Chỉ thị 1792 vẫn bị lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương vi phạm. Đáng tiếc, chưa một ai “phải chịu trách nhiệm, kể cả trách nhiệm hình sự” như Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh từng dọa.

Tư Hoàng

tbktsg

 

Các tin tức khác

>   Lý Sơn nhận nhiều ưu đãi đặc biệt để phát triển kinh tế (02/10/2014)

>   Chợ hạng sang cả ngày không có khách (02/10/2014)

>   Nông Trường Sông Hậu còn đâu thời vang bóng! (02/10/2014)

>   Kéo dài hiệp định vay 40 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị (01/10/2014)

>   Tiềm năng lớn xuất khẩu tôm sang Australia (01/10/2014)

>   Doanh nghiệp lo mất tiền tỉ để ký quỹ NK phế liệu (01/10/2014)

>   VASEP kháng kiện thuế chống bán phá giá tôm lần thứ tám (01/10/2014)

>   Ngân hàng Bangkok đánh giá cao cơ hội kinh doanh ở Việt Nam (01/10/2014)

>   Samsung nhận giấy phép đầu tư 1,4 tỉ đô la Mỹ vào TPHCM (01/10/2014)

>   Vỡ đập tràn bùn: Khoáng sản Tây Bắc phải chịu trách nhiệm (01/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật