Thứ Hai, 01/09/2014 09:26

Vốn ngoại kích dệt may

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng DN FDI trong ngành dệt may “bơm vốn” để mở rộng quy mô sản xuất tại Việt Nam đang tăng dồn dập trong thời gian gần đây. Tính từ đầu năm 2014 đã có gần 20 dự án mới của khối DN FDI được các địa phương chấp thuận chủ trương đầu tư.

Công ty may mặc Venture (Venture International Joint Stock Company) của Hà Lan đang hoàn tất các thủ tục xin cấp phép để khởi công Nhà máy may hàng xuất khẩu với sản phẩm chính là sơ mi và jacket tại Thanh Chương, Nghệ An. Nhà máy mới của Venture có vốn đầu tư 10 triệu USD, công suất 150.000 - 210.000 áo Jacket/năm và 2.800.000 áo sơ mi/năm, quy mô khoảng 1.000 lao động.

Điều đáng nói, đây không phải dự án đầu tiên của Venture tại Việt Nam. Năm 2007, Venture đã đầu tư một Nhà máy may tại Cẩm Giàng, Hải Dương, thu hút trên 1.000 lao động và hiện vẫn đang hoạt động hiệu quả. Toàn bộ sản phẩm của nhà máy là đồ bảo hộ lao động, gồm: đồng phục quân đội, áo chống cháy và các trang phục chuyên ngành đều xuất khẩu đi châu Âu với giá trị xuất khẩu vài chục triệu USD/năm. Theo ông Jonh Somers, Giám đốc Venture, nhu cầu khách hàng gia tăng là lý do công ty phải mở thêm nhà máy mới.

Trong khi Venture đang chuẩn bị các thủ tục đầu tư tại Nghệ An thì tại Khu công nghiệp Đông Nam huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, 2 dự án với tổng vốn đầu tư gần 200 triệu USD của 2 công ty nước ngoài khác cũng đang ráo riết triển khai. Trong đó, Công ty TNHH Worldon Việt Nam thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp, quy mô 80 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 140 triệu USD. Dự kiến giai đoạn 1 của Nhà máy sẽ chính thức hoạt động vào tháng 6/2015. Còn Công ty TNHH Sheico Việt Nam đang bắt tay đầu tư Dự án sản xuất dệt vải, may hàng xuất khẩu với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD, giai đoạn 1 dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 11/2014.

Nhưng, ngoài 3 dự án kể trên, theo báo cáo từ các địa phương như Nam Định, Quảng Bình, Đồng Nai… đang có một số DN FDI khác tìm kiếm địa điểm đầu tư để xây dựng nhà máy sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng DN FDI trong ngành dệt may “bơm vốn” để mở rộng quy mô sản xuất tại Việt Nam đang tăng dồn dập trong thời gian gần đây. Tính từ đầu năm 2014 đã có gần 20 dự án mới của khối DN FDI được các địa phương chấp thuận chủ trương đầu tư.

Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), chưa khi nào xuất khẩu dệt may lại thuận lợi như hiện nay. Thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ trong nước đang hồi phục và có mức tăng trưởng. Đại bộ phận DN đã có đơn hàng cả năm 2014 và có DN đã có được đơn hàng cho quý I/2015.

Tuy nhiên, việc các DN FDI dồn dập triển khai các dự án quy mô lớn cho thấy, sự phân cực về khoảng cách giữa DN FDI và DN trong nước ngày càng rõ hơn, cảnh báo nguy cơ tụt lại sau của DN trong nước ngày một lớn. Đại diện Vitas thừa nhận, số lượng DN FDI ngành dệt may ít, nhưng quy mô lớn, đóng góp 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành.

Với kim ngạch xuất khẩu hơn 20 tỷ USD, tăng trưởng hơn 20%, thì khối FDI đã đóng góp 12 tỷ USD và với tốc độ đầu tư như hiện nay thì lợi thế thu hút lượng đơn đặt hàng lớn đang nghiêng về khối FDI. Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và thương mại TNG dự báo, ngành dệt may Việt Nam trong năm 2014 có thể đạt tốc độ tăng trưởng tới 30%. Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may trong năm 2014 được ông Thời dự báo lên tới 26 tỷ USD, tăng 4 tỷ USD so với mức thực hiện của năm 2013.

Các DN đều khẳng định, việc mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam không hoàn toàn vì mục tiêu đón đầu Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang tham gia đàm phán, với thuế suất vào một số thị trường, đặc biệt là Mỹ sẽ về 0% khi có hiệu lực. Tuy nhiên, việc hàng loạt DN đổ dồn vào ngành dệt may lúc này cho thấy, nếu đầu tư bài bản, quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại… thì DN vẫn có thể hoạt động hiệu quả, đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận tốt.

Nhưng ngược lại, xu hướng này cũng phát đi cảnh báo, nếu các DN trong nước không nhanh chân đầu tư, liên kết thành lập các chuỗi sản xuất trong ngành dệt may, với tốc độ đầu tư nhanh và vốn lớn như DN FDI thì trong cuộc chạy đua xuất khẩu nhờ lợi thế của TPP một vài năm tới, khoảng cách sẽ càng được nới rộng giữa DN FDI và DN trong nước.

Hoàng Anh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Nghịch lý: Thiếu tiền, ngán ưu đãi ngàn tỷ (01/09/2014)

>   Học cách tiếp thị gạo từ Campuchia (01/09/2014)

>   Giá gas tiếp tục giảm 7.000 đồng/bình (31/08/2014)

>   TP.Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 3 triệu USD (31/08/2014)

>   Công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Chưa xứng tầm (31/08/2014)

>   Manh nha làn sóng cải cách thứ hai (31/08/2014)

>   70% thịt bò ở TP.HCM nhập từ Úc (31/08/2014)

>   Cơ hội và thách thức cho XK vào thị trường Nga (31/08/2014)

>   Nhiều “ông lớn” được khen vì chi tiêu tiết kiệm (31/08/2014)

>   Sếp Formosa Hà Tĩnh: Chưa thể dừng thuê lao động Trung Quốc (31/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật