Thứ Hai, 22/09/2014 16:18

Tạm ngừng xuất khẩu sò điệp, sò lông vào EU

Kể từ ngày 20-9, Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng không cấp chứng thư cho các lô hàng NT2MV (điệp, sò lông) XK vào EU trong trường hợp lô hàng chưa được xử lý nhiệt đúng theo quy định của EU (đặc biệt tuyệt đối không cấp chứng thư cho các lô hàng cồi điệp không được xử lý nhiệt triệt để như trụng/chần,…).

Chế biến sò điệp XK.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản về việc tạm ngừng XK sò điệp, sò lông vào thị trường EU.

Cụ thể, Nafiqad yêu các cơ sở chế biến NT2MV (điệp, sò lông) không XK vào EU các sản phẩm sò điệp, sò lông chưa được xử lý nhiệt đáp ứng quy định của EU hoặc tách cồi/cơ thịt từ nguyên liệu thu hoạch từ vùng phát hiện độc tố (Lipophilic,…) trong Chương trình kiểm soát NT2MV.

Kể từ ngày 20-9, Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng không cấp chứng thư cho các lô hàng NT2MV XK vào EU trong trường hợp lô hàng chưa được xử lý nhiệt đúng theo quy định của EU nêu trên (đặc biệt tuyệt đối không cấp chứng thư cho các lô hàng cồi điệp không được xử lý nhiệt triệt để như trụng/chần,…) hoặc lô hàng cồi/cơ thịt NT2MV xuất xứ từ vùng phát hiện độc tố (bao gồm Lipophilic) trong mẫu nguyên con mặc dù đã được tách cồi/cơ thịt và kết quả kiểm tra độc tố trên cồi/cơ thịt đạt yêu cầu.

Ngoài ra, Nafiqad yêu cầu các cơ sở chế biến NT2MV XK vào EU (đặc biệt là các cơ sở được Đoàn thanh tra EU đến kiểm tra): Rà soát điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở để khắc phục các sai lỗi (đặc biệt là các sai lỗi nêu trên); tập huấn, đào tạo cho cán bộ bảo đảm chất lượng và công nhân chế biến về thao tác thực hành theo đúng quy định.

Nafiqad cũng yêu cầu Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung Bộ, Nam Bộ: Về việc triển khai Chương trình kiểm soát NT2MV, lưu ý, trường hợp mẫu NT2MV nguyên con phát hiện độc tố, không cho phép thu hoạch (không cấp giấy chứng nhận xuất xứ) cho nguyên liệu NT2MV để tách cồi/cơ thịt để chế biến XK vào EU.

Đối với các lô sản phẩm đã được sản xuất trước ngày 20-9 theo hướng dẫn tại công văn số 401/QLCL-CL1 ngày 16-3-2011 của Nafiqad, Cơ quan Chất lượng hướng dẫn DN chuyển thị trường XK hoặc chuyển mục đích sử dụng.

Theo Nafiqad, trước đó, ngày 9 đến 16-9, Đoàn thanh tra EU đã có chuyến thanh tra tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm NT2MV của Việt Nam.

Đoàn thanh tra EU đã ghi nhận một số lỗi sai nghiêm trọng tại một số cơ sở chế biến NT2MV XK vào EU gồm: Hồ sơ quản lý nguyên liệu không đủ độ tin cậy; hồ sơ Chương trình quản lý chất lượng (đặc biệt là tại công đoạn xử lý nhiệt) không đủ độ tin cậy; thao tác thực hành của QC/công nhân trên thực tế không phù hợp với hồ sơ, tài liệu Chương trình quản lý chất lượng; phương pháp xử lý nhiệt không phù hợp với quy định của EU (hấp bằng áp lực hơi nước để xử lý nhiệt nhưng không sử dụng thiết bị kín).

Bên cạnh đó, các cơ sở còn mắc phải lỗi sai rất nghiêm trọng khác như: Sản phẩm cồi điệp chần/trụng (chưa được xử lý nhiệt đáp ứng quy định của EU đối với NT2MV từ Việt Nam) vẫn được XK vào thị trường EU; NT2MV từ vùng phát hiện độc tố Lipophilic vẫn được tách cồi/cơ thịt và chế biến, XK vào EU mặc dù sau đó được kiểm nghiệm độc tố đạt yêu cầu.

Với 2 sai lỗi rất nghiêm trọng nêu trên, Đoàn thanh tra EU yêu cầu phải áp dụng ngay biện pháp khắc phục khẩn cấp là không cho phép (dừng cấp chứng thư) cho các sản phẩm trên XK vào EU.

Thanh Nguyễn

hải quan

Các tin tức khác

>   Việt Nam lọt Top 4 điểm đến của các nhà đầu tư Mỹ (22/09/2014)

>   Giá sữa ở Việt Nam cao so với thu nhập trung bình (22/09/2014)

>   Việt Nam sẽ thúc đẩy kiểm soát ô nhiễm thủy ngân (22/09/2014)

>   Hơn 900 tỷ đồng nâng cấp sân bay Pleiku (22/09/2014)

>   Thị phần hàng không giá rẻ ở châu Âu tăng 40% trong năm 2014 (22/09/2014)

>   Không phải cứ có tiền là đầu tư định cư được ở Mỹ (22/09/2014)

>   Hai mặt của hiện tượng xuất siêu (22/09/2014)

>   Quyền lực Samsung (22/09/2014)

>   “Bắt bệnh” tìm giải pháp cho doanh nghiệp (22/09/2014)

>   Xuất khẩu 9 tháng đạt trên 109 tỉ USD (22/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật