Thứ Hai, 29/09/2014 16:01

Ngân hàng Nhà nước: “Dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục”

“Dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục” là một trong thành tích mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước phiên trả lời chất vấn của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trước Ủy ban chiều nay 29/9.

* Thống đốc: Sai phạm VNCB không xáo trộn hệ thống ngân hàng

* Thống đốc: Đã xử lý gần 250.000 tỷ đồng nợ xấu

NHNN khẳng định đã tổ chức triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ năm 2013, đưa dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng lên mức kỷ lục (hơn 35 tỉ đô la Mỹ).

Báo cáo khẳng định, NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo đó, NHNN đã cung tiền ra nền kinh tế chủ yếu qua kênh mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, nhưng rút tiền về qua phát hành tín phiếu NHNN, đảm bảo điều tiết tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đề ra.

Đến ngày 29/8/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,09% so với cuối năm 2013; huy động vốn tăng 8,52% so với cuối năm 2013, trong đó huy động vốn bằng đồng Việt Nam tăng 9,94%, huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 0,1%.

Mặt bằng lãi suất đến nay đã giảm khoảng 0,5-1,5%/năm so với cuối năm 2013, trong đó lãi suất huy động giảm khoảng 0,5-1%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 1-1,5%/năm.

Hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7-8%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10,5-12%/năm đối với trung và dài hạn; trong đó, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả lãi suất cho vay chỉ 6-7%/năm.

Lãi suất của các khoản vay cũ cũng được các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm; đến cuối tháng 8/2014, dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam có lãi suất trên 15%/năm chiếm 4,3% tổng dư nợ cho vay, giảm so với mức 6,3% cuối năm 2013; dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 12,3% tổng dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam, giảm so với tỷ trọng 19,72% cuối năm 2013.

Đến nay, các khoản cho vay cũ có lãi suất trên 13%/năm chủ yếu là các khoản cho vay đối với lĩnh vực có rủi ro cao, các khoản vay trung và dài hạn có chi phí huy động vốn cao hơn và rủi ro lớn hơn các khoản vay ngắn hạn.

Tín dụng đối với nền kinh tế đến ngày 29/8/2014 tăng 6,21% so với cuối năm 2013 và tăng 12,35% so với cùng kỳ năm 2013. Tăng trưởng tín dụng có khả năng đạt được khoảng 10% cuối năm nay.

Đến cuối tháng 8/2014, đầu tư, kinh doanh trái phiếu Chính phủ của các tổ chức tín dụng tăng 21,56% so với cuối năm 2013.

Trong hơn 8 tháng đầu năm, tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, đến ngày 15/9/2014, tỷ giá liên ngân hàng dao động ở mức 21.200 đồng/1 đô la Mỹ, thanh khoản ngoại tệ trên thị trường được đảm bảo, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp và người dân đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời và thông suốt; NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ để bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước lên mức kỷ lục (trên 35 tỉ đô la Mỹ).

Về tình hình xử lý nợ xấu, báo cáo cho biết, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 ngàn tỉ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ (cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 3,61%). Nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2014.

Tính đến cuối tháng 7/2014, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng số dư các khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ khi thực hiện theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN là 313,83 ngàn tỉ đồng, giảm 49,07 ngàn tỉ đồng so với tháng 12/2013. Nếu không thực hiện cơ cấu lại nợ, thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng là 8,09% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với cuối tháng 12/2013).

Các tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực chủ động xử lý nợ xấu, trong 7 tháng đầu năm các tổ chức tín dụng đã xử lý được hơn 40,8 ngàn tỉ đồng nợ xấu thông qua: (1) Khách hàng trả nợ: 14,3 ngàn tỉ đồng; (2) Bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: 1,56 ngàn tỉ đồng; (3) Bán cho các tổ chức, cá nhân: 14,49 ngàn tỉ đồng; (4) Xử lý bằng dự phòng rủi ro: 8,3 ngàn tỉ đồng...

Đến cuối tháng 8/2014, VAMC đã mua được 3.281 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc hơn 56 ngàn tỉ đồng nợ xấu, giá mua hơn 46 ngàn tỉ đồng. Tính đến cuối tháng 8/2014, VAMC đã thu hồi được 1.462 tỉ đồng nợ xấu thuộc 31 tổ chức tín dụng.

Tư Hoàng

tbktsg

Các tin tức khác

>   Thống đốc: Sai phạm VNCB không xáo trộn hệ thống ngân hàng (29/09/2014)

>   Thống đốc: Đã xử lý gần 250.000 tỷ đồng nợ xấu (29/09/2014)

>   Lần đầu tiên tại Việt Nam chủ thẻ thanh toán quốc tế được hoàn tiền chi tiêu đến 5% (29/09/2014)

>   Xử nhóm cán bộ ngân hàng Việt Á cho vay sai 45 tỉ (29/09/2014)

>   Cho vay trả góp, công ty ACS có kinh doanh trái phép? (29/09/2014)

>   HDBank lần thứ ba nhận giải thưởng của tổ chức Asiamoney (29/09/2014)

>   5 ông lớn ngân hàng chưa hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu (29/09/2014)

>   Hôm nay Thống đốc trả lời chất vấn về nợ xấu (29/09/2014)

>   Phó Thống đốc: Tín dụng đang tăng trở lại (28/09/2014)

>   Nội soi hệ thống ngân hàng (kỳ 1): Cổ phiếu vua bị lảng tránh (28/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật