Thứ Sáu, 05/09/2014 13:56

 Lào - Thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng

Nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam tại Lào trong thời gian tới rất lớn. Dự kiến đến năm 2015, tổng số lao động Việt Nam làm việc tại Lào sẽ vượt mức 20.000 người.

Trong những năm gần đây, số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Lào ngày càng tăng. Theo Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL), hiện có khoảng 13.500 lao động Việt Nam làm việc tại Lào (Hoàng Anh Gia Lai có 6.900 người, Tập đoàn Công nghiệp Cao su gần 1.000 người, Tập đoàn Sông Đà khoảng 600 người...).

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh- Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) - cho biết: Lao động Việt Nam hoạt động tại Lào chủ yếu theo các dự án hợp tác đầu tư, nhận thầu công trình, hợp tác giữa các địa phương có chung đường biên giới. Ngoài ra còn một số lượng đáng kể lao động Việt Nam đi làm việc tự do tại Lào mang tính thời vụ của các tỉnh có chung đường biên giới với Lào như Nghệ An, Hà Tĩnh.

Báo cáo của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào cho thấy, mức thu nhập bình quân của lao động phổ thông Việt Nam làm việc tại Lào khoảng 250 USD/tháng; lao động kỹ thuật khoảng 500 USD/tháng. Các chính sách đối với lao động Việt Nam tại Lào được bảo đảm. Ngoài chế độ tiền lương, người lao động cũng được thực hiện đầy đủ các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ nghỉ phép, lễ, tết theo quy định của Việt Nam và Lào.

Sự có mặt của lao động Việt Nam đã giúp giải quyết một phần nhu cầu thiếu lao động tại Lào, nhất là trong các lĩnh vực: Năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ bản, giao thông, nông nghiệp, dịch vụ... 

Hiệp định về hợp tác xuất khẩu lao động giữa hai nước Việt- Lào đã được ký kết từ năm 1995 và Nghị định thư sửa đổi bổ sung ngày 8/4/1999. Sự có mặt của lao động Việt Nam đã giúp giải quyết một phần nhu cầu thiếu lao động tại Lào, nhất là trong các lĩnh vực: Năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ bản, giao thông, nông nghiệp, dịch vụ..., đặc biệt ở những công trình, dự án lớn.

Tuy nhiên, đến nay, những nội dung ký kết đã không còn phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ Lao động Lào đã ký kết Hiệp định mới về hợp tác lao động Việt- Lào, điều chỉnh các hình thức lao động phù hợp với thực tế, quy định cụ thể về thủ tục xin cấp giấy phép lao động, đăng ký lưu trú, các loại phí liên quan, chế độ bảo hiểm, y tế, xử lý tranh chấp… bảo đảm yêu cầu quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa bày tỏ mong muốn các cơ quan liên quan của Lào sẽ ngày càng quan tâm tới việc chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp đầu tư của Việt Nam tại Lào. Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam sẽ quan tâm thích đáng trong việc hợp tác, hỗ trợ đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Thúy Ngọc

công thương

Các tin tức khác

>   3 Bộ trưởng Indonesia liên tiếp "dính' nghi án tham nhũng (04/09/2014)

>   Học cách tiếp thị gạo từ Campuchia (01/09/2014)

>   Ấn Độ mở dịch vụ vận tải đường thủy tới Bangladesh và Myanmar (29/08/2014)

>   Mối quan hệ Ấn Độ-ASEAN đang được tăng cường (28/08/2014)

>   Kinh doanh du lịch đầy thách thức ở Myanmar (25/08/2014)

>   Campuchia đồng ý để Việt Nam lập “đường bay vàng” (24/08/2014)

>   Lào mở rộng diện tích trồng càphê lên 130.000 ha vào năm 2025 (23/08/2014)

>   HAGL đưa gần 7.000 lao động sang Lào làm việc (18/08/2014)

>   VCSC: Dự án HAGL Myanmar Center sẽ có kết quả tích cực (12/08/2014)

>   Việt Nam cam kết hỗ trợ Myanmar phát triển thị trường chứng khoán (09/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật