Thứ Năm, 25/09/2014 23:09

Không dễ tham gia làm công ty vệ tinh

Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam kêu trời vì khó khăn do thiếu chính sách, và sự lọc lõi của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ông Trần Anh Vương, Công ty Thép Bắc Việt, doanh nghiệp đã cung cấp chi tiết nhựa cho Samsung, Canon trong vòng mấy năm nay nói: “Tôi là người rất đau với công nghiệp hỗ trợ. Chúng tôi không hề được nhà nước hỗ trợ gì, vẫn phải vật lộn với lãi suất 24%/năm”.

Ông nói tiếp: “Khi chúng tôi đề nghị tỉnh hỗ trợ đào tạo lao động, thì lại được tỉnh yêu cầu dẫn lao động đến đào tạo ở trung tâm của tỉnh với học phí mỗi người 1 triệu đồng. Tôi chắc chắn nếu đưa lao động của tôi đến đó thì không học được gì cả”.

Vị doanh nhân này đã nêu lên ý kiến như vậy tại Hội thảo "Tham vấn Dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ," do Bộ Công Thương tổ chức sáng 25-9 tại Hà Nội.

Ông Mai Văn Đáng, Giám đốc Công ty Mai Văn Đáng, một doanh nghiệp có 20 năm kinh nghiệm làm phụ tùng xe gắn máy, và phụ tùng ô tô, cho biết, rất khó kết hợp với các doanh nghiệp FDI.

Ông nói: “Các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp FDI đã gặp nhau qua triển lãm, qua đàm phán, nhưng không thành công”. Ông giải thích: “Họ sang đây là anh em họ hàng sang theo, kể cả Toyota, kể cả Canon. Việt Nam ta vào được rất khó”.

“Các doanh nghiệp FDI muốn mua gì? Họ không bao giờ nói rõ cho ta biết”, ông Đáng nói thêm.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT ô tô Trường Hải đồng ý điểm này. Ông Dương nhận xét, một số các doanh nghiệp FDI vào đầu tư thường có các doanh nghiệp vệ tinh sản xuất linh kiện đi theo. Các danh nghiệp vệ tinh này nắm bí quyết công nghệ.

Ông Dương lấy ví dụ tập đoàn Hyundai. Huyndai có muốn chuyển giao công nghệ làm ghế cũng không tự làm được, mà phải được sự cho phép của nhà cung cấp ghế cho Hyundai.

“Không bao giờ có chuyện họ sang Việt Nam kiếm lợi nhuận rồi tự dưng chuyển cho ta làm cái ghế”, ông nói.

Tuy nhiên, ông cho biết, từ thực tiễn lắp ráp xe, Trường Hải thấy linh kiện kính cồng kềnh, dễ vỡ nên đã tự sản xuất. Ông cho biết, giá thành rẻ hơn so với sản phẩm nhập khẩu.

Theo Bộ Công thương, cả nước có 500 doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo, trong đó khoảng 200 doanh nghiệp trong nước tham gia cung cấp linh kiện cho doanh nghiệp FDI, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xe máy và điện tử.

Theo Viện Chiến lược Công nghiệp, ngành công nghiệp ô tô đặt mục tiêu nội địa hóa 60% trong giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ vào khoảng 7-8% hiện nay. Ngành dệt may có kế hoạch nâng tỉ lệ nội địa hóa lên 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020, song ngành này vẫn phải nhập khẩu 99% bông, 60% sợi, 70% vải trong năm 2013.

Hiện tại, Bộ này đang xem xét một quỹ trị giá 30.000 tỉ đồng để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ èo uột lâu nay.

Tư Hoàng

tbktsg

Các tin tức khác

>   Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành (25/09/2014)

>   Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa "chạm" đến DN (25/09/2014)

>   Không để xảy ra tình trạng "cò tín dụng" trong cho vay thủy sản (25/09/2014)

>   Dòng vốn FDI đang chuyển hướng và chảy vào bất động sản (25/09/2014)

>   Hà Nội dừng chuyển đổi chợ thành trung tâm thương mại (25/09/2014)

>   TPHCM yêu cầu dự án nâng cấp đô thị phải hoàn thành trước 31/12/2014 (25/09/2014)

>   1.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng thi công kè hai bờ sông Cà Mau (25/09/2014)

>   Hàng nội lo "sóng" ngoại (25/09/2014)

>   Công nghiệp phụ trợ: Ngành xương sống vẫn phát triển èo uột (25/09/2014)

>   Nửa đầu tháng 9 nhập siêu 950 triệu USD (25/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật