Chủ Nhật, 07/09/2014 09:07

Không dễ cưỡng chế nợ thuế

Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với DN cố tình chiếm dụng các khoản phải nộp NSNN, trong những tháng đầu năm 2014, Bộ Tài chính cho rằng cơ quan Thuế đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi.

Tính đến nay, số nợ thuế đến 90 ngày và trên 90 ngày do cơ quan Thuế đang theo dõi là 53.770 tỷ đồng, tập trung chủ yếu các DN hoạt động trong các lĩnh vực gặp nhiều khó khăn như: Xây dựng, bất động sản, địa ốc...

Để thực hiện các biện pháp về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thì cơ quan Thuế gặp rất nhiều khó khăn. Bộ Tài chính đã chỉ ra như: Biện pháp trích tài khoản ngân hàng gặp khó do các tổ chức tín dụng chưa cung cấp thông tin kịp thời, cơ quan Thuế chỉ nắm được tài khoản không có số dư hoặc số dư nhỏ không đủ số thuế nợ để cưỡng chế. Biện pháp cưỡng chế về tài sản hiện lại chưa có quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng và người nợ thuế cũng không còn tài sản hoặc tài sản đã thế chấp tại các tổ chức tín dụng nên cơ quan Thuế không thể cưỡng chế. Ngoài ra, biện pháp kê biên tài sản cũng không đạt hiệu quả cao do phải chờ thẩm định giá và chi phí thường cao.

Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, các vụ án liên quan đến nghĩa vụ thuế chậm được xét xử cũng gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ. Mặt khác, theo quy định Luật Doanh nghiệp, khi các DN giải thể phải thông báo và gửi quyết định giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Theo đó, DN chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Nhưng trên thực tế, có nhiều DN không thực hiện đúng quy định, không thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà tự giải thể, không còn hoạt động, bỏ trốn, mất tích...

Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan Thuế thực hiện các giải pháp mạnh như: Phối hợp chặt với KBNN, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư... thực hiện đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN.

Đồng thời, cơ quan Thuế các cấp triển khai các quy trình nghiệp vụ về quản lý thuế như: Theo dõi sát tình hình kê khai của người nộp thuế, phân loại đúng quy định, ban hành thông báo tiền thuế nợ và phạt chậm nộp... để đôn đốc thu tiền thuế nợ. Đối với hồ sơ đề nghị xử lý hoàn thuế, cơ quan Thuế sẽ thực hiện bù trừ các khoản phải nộp NSNN nếu người nộp thuế còn nợ NSNN; với khoản nợ trên 90 ngày, khoản nợ đã hết thời gian gia hạn nộp thuế, người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì cơ quan Thuế thực hiện ngay việc cưỡng chế nợ thuế để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho NSNN.

Thu Hằng

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Đề nghị giải đáp về mức thuế cho bia không cồn (07/09/2014)

>   Xe Việt kiều chưa đăng ký đã chuyển nhượng sẽ bị truy thu thuế (06/09/2014)

>   Hà Nội: Tổng thu nội địa đạt 66,5% (05/09/2014)

>   Tổng thu ngân sách Nhà nước vượt 73% dự toán sau 8 tháng (04/09/2014)

>   Phó tổng giám đốc Deloitte: 'Khó thanh tra chuyển giá ở Việt Nam' (04/09/2014)

>   Xử lý sai phạm do Kiểm toán Nhà nước kiến nghị (04/09/2014)

>   204.249 hộ gia đình, cá nhân chờ xóa nợ thuế (03/09/2014)

>   Sử dụng Ngân sách Nhà nước: Trên bảo, dưới không nghe (03/09/2014)

>   Mua nhà 37 năm vẫn phải đóng thuế (01/09/2014)

>   Doanh nghiệp trốn thuế, phí: "Tại anh, tại ả, tại cả đôi bên" (30/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật