Thứ Năm, 04/09/2014 07:00

DN Việt không làm được vỏ Samsung: Bó tay là đúng vì...

Không nên sớm trả lời là không bắt tay phát triển công nghiệp hỗ trợ với Samsung. Nếu không bắt đầu thì sẽ chẳng bao giờ có được gì.

* “Bó tay” từ cái sạc pin, tai nghe...

GS.TSKH Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đã nói như vậy trước việc Samsung đưa ra danh sách 170 linh kiện cần hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để sản xuất điện thoại di động, laptop nhưng đã có thông tin Việt Nam không thể đáp ứng nổi.

Không đầu tư thì 'bó tay' là đúng rồi

PV: -Thưa ông thời gian gần đây dư luận khấp khởi mừng khi nghe tin về mô hình hợp tác giữa Samsung và doanh nghiệp Việt Nam, kỳ vọng vào sự phát triển của các DN Việt khi tham gia chuỗi sản xuất công nghệ cao. Thế nhưng phía bạn đã đưa ra danh sách 170 linh kiện Việt Nam có thể hợp tác thì câu trả lời là cái lắc đầu, bó tay của DN Việt. Điều này được xác nhận bởi chính Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương. Ông bình luận gì về điều này?

TSKH Nguyễn Mại: - Việc Samsung đưa ra danh sách, nhưng còn chưa ai biết được sẽ phải làm cụ thể như thế nào nên ai nói DN Việt không làm được là không đúng.

Tôi đã từng đến tận mắt chứng kiến dây chuyền sản xuất của Samsung, thấy linh kiện cao cấp nhưng nếu chúng ta quyết tâm bỏ tiền đầu tư sẽ làm được hết.

Sắp tới ngày 11/9, phía Samsung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Hiệp hội doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài sẽ tổ chức hội thảo, triển lãm. Theo đó danh sách này cũng sẽ được chuyển cho các doanh nghiệp để đối thoại.

Hiện nay tôi được biết đã có 250 doanh nghiệp đăng ký tham gia nhưng chúng tôi đã thảo luận và thống nhất sẽ chọn các DN có thể đầu tư để làm. Chính vì thế lúc này chưa nên nói gì vội!

Theo GS Nguyễn Mại, nếu doanh nghiệp Việt quyết tâm thì lúc này vẫn có thể tham gia vào chuỗi sản xuất cùng với Samsung dù con đường đi không đơn giản chút nào

PV: - Không chỉ với các doanh nghiệp thông thường mà cả doanh nghiệp điện tử đã có 40-50 năm kinh nghiệm cũng trả lời là chưa làm được kể cả với những linh kiện nghe rất đơn giản như cái sạc pin, cáp USB, vỏ nhựa, tai nghe... Ông có nhận xét gì khi khi Việt Nam thu hút vốn FDI lâu đến như thế, ưu đãi chồng ưu đãi nhưng cái mà họ mang đến cho chúng ta vẫn chỉ là sử dụng một phần nhỏ nhân lực lao động phổ thông giá rẻ, ép các DN Việt ngay từ chính sách bất công bằng khiến cho đến giờ phút này các DN Việt Nam vẫn bất lực, bó tay đứng nhìn họ sản xuất, thu lợi? Lỗi do đâu?

TSKH Nguyễn Mại: - Samsung sử dụng toàn bộ dây chuyền tự động. Theo đó nếu làm linh kiện cho Samsung thì cũng sẽ phải đầu tư công nghệ.

Nay ngay lập tức chúng ta chưa làm được cũng là đúng vì từ trước đến nay chúng ta chưa có doanh nghiệp nào làm cho điện thoại di động hay laptop. Bây giờ mới bắt đầu kết nối với Samsung nên không đáp ứng được cũng là dễ hiểu.

Có thể thấy họ yêu cầu một kiểu riêng mà từ trước tới nay chưa đầu tư thì sao mà đáp ứng được? Cho nên nếu quyết tâm làm thì doanh nghiệp sẽ phải đầu tư thiết bị, công nghệ.

Công nghiệp hỗ trợ không phải là một ngành trời ơi đất hỡi nào đó mà nó tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ CNHT cho ô tô khác, dệt may khác, da giày khác, điện tử cũng khác... Trong khi đó từ trước tới nay chúng ta chưa từng đầu tư mà nay ngồi đó để phán là không làm được thì nói như thế là không đúng.

Đúng là trên thực tế thời gian qua không ít tỉnh, thành phố ở nước ta đã lạm dụng ưu đãi đầu tư miễn là thu hút được FDI mà không tính đến hiệu quả kinh tế- xã hội của địa phương, thậm chí miễn giảm tiền thuê đất đến mức UBND tỉnh phải vay tiền nhà đầu tư để trả chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng mà không biết liệu khi dự án đầu tư đi vào hoạt động thì thu ngân sách địa phương có đảm bảo hoàn lại không.

Trong khi đó, một số chủ DN FDI không tôn trọng quyền hợp pháp của người lao động về giờ làm việc, tiền lương, tiền thưởng, sinh hoạt vật chất và tinh thần. Tuy nhiên đây là câu chuyện khác mà khâu làm chính sách cần phải nhìn nhận lại một cách thẳng thắn.

Không bắt đầu sẽ chẳng có gì

PV: - Cá nhân ông cũng như giới chuyên môn vẫn kỳ vọng vào mô hình của Samsung nhưng với thực tế này theo ông ngành CNHT có thể chờ đợi được gì trong khi cái mà họ cần ngay là sự hợp tác làm ra sản phẩm còn chúng ta thì có thể giờ mới bắt đầu khởi động từ chính sách đến sự chuẩn bị của doanh nghiệp. Mặt khác, thời điểm WTO sắp có hiệu lực toàn phần chỉ còn 2 năm nữa, với tình trạng này thì lúc đó các DN Việt sẽ ra sao, nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao, thưa ông?

TSKH Nguyễn Mại: - Không có gì là muộn cả. Nếu không bắt đầu thì mãi về sau cũng sẽ chẳng bao giờ có được cái gì.

Vào ngày 11/9 tới phía Samsung sẽ đối thoại trực tiếp, khi đó DN sẽ thấy muốn làm linh kiện thì phải nhập máy ở đâu công nghệ như thế nào thì lúc đó mới có thể trả lời là làm được hay không. Còn bây giờ chưa gì đã nói không ai làm được thì không nên.

Nếu doanh nghiệp trong nước muốn làm cho Samsung thì qua đối thoại sẽ biết được trong điện thoại di động họ yêu cầu những gì, họ sẽ chỉ ra.

Chúng tôi cũng đã yêu cầu phía Samsung phải có 15-20 doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi sản xuất. Khi đã biết rõ yêu cầu thì cũng phải 5 -6 tháng nữa may ra doanh nghiệp mới có thể tham gia vào chuỗi này được.

Tôi nghĩ rằng nếu thực sự chúng ta muốn thay thế các doanh nghiệp sản xuất linh hiện phụ trợ cho Samsung của Hàn Quốc thì phải biết bắt đầu như thế nào chứ không nên thấy khó mả nản!

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bích Ngọc (thực hiện)

Đất việt

Các tin tức khác

>   Vì sao Trung Quốc dễ trúng thầu ở Việt Nam? (04/09/2014)

>   Phận 'cò con' trước cơn sóng dữ (04/09/2014)

>   Nhiều mặt hàng tồn kho tăng cao (04/09/2014)

>   Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu Vinalines (04/09/2014)

>   Phê duyệt danh mục Dự án "Quy hoạch phát triển điện gió Việt Nam" (04/09/2014)

>   Tìm giải pháp nâng cao thị phần vận tải biển cho Vinalines (03/09/2014)

>   Bàn giải pháp giám sát hàng hóa XNK tại cảng biển TP.HCM (03/09/2014)

>   Phú Yên sắp động thổ Nhà máy lọc-hóa dầu vốn 3,18 tỷ USD (03/09/2014)

>   Việt Nam tiến 2 bậc trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu của WEF (03/09/2014)

>   Dự án nhà máy bia hàng trăm tỉ 'đắp chiếu' (03/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật