Thứ Năm, 07/08/2014 16:51

Vụ trưởng Vụ Công thương: DN ngoại chiếm 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước

Theo ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công thương, trên 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước đang thuộc về các công ty đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, ngành gỗ trong nước đang bị lấn át bởi sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu hay sản phẩm sản xuất theo mẫu mã nhập từ nước ngoài.

Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2014 và triển vọng kinh doanh đối với ngành đồ gỗ”

Thua ngay trên sân nhà

Báo cáo tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2014 và triển vọng kinh doanh đối với ngành đồ gỗ”, ông Dũng cho rằng, trên cả nước có khoảng 1,000 làng nghề chế biến gỗ cùng với hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ nhưng trên 80% thị phần thuộc về doanh nghiệp ngoại. Ông nhấn mạnh đây là vấn đề cấp bách cần đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, khó khăn không phải đến từ cạnh tranh thị trường mà đến từ những vấn đề nội tại của doanh nghiệp trong ngành như quy mô vốn còn nhỏ, ít nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường, chi phí đầu vào cao, năng suất thấp…

Thực vậy, theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 3,000 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ dưới 20 tỷ đồng chiếm đến 93.3%. Theo quy mô lao động, doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 10 lao động) chiếm 46.4% và doanh nghiệp nhỏ (10-200 lao động) chiếm 49.4%. Như vậy, Việt Nam rất ít doanh nghiệp chế biến gỗ lớn. Mặt khác, mặc dù doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 16% tổng số doanh nghiệp nhưng lại có giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 50%.

Một vấn đề nan giải của ngành gỗ hiện tại là năng suất lao động quá thấp, bình quân ngày, mỗi nhân công có thể sản xuất ra 1.9 sản phẩm ghế, thấp hơn rất nhiều so với con số 4.5 ghế của Trung Quốc. Nước ta không chỉ yếu về tay nghề nhân công mà còn yếu cả kinh nghiệm quản lý và công nghệ trong sản xuất.

Về nguyên vật liệu, hiện nay Việt Nam đang nhập trên 80% gỗ súc để sản xuất sản phẩm gỗ và 65% gỗ xẻ để phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Thị trường rất tiềm năng

Dẫy vậy, bỏ qua những khó khăn của nội tại doanh nghiệp, ông Dũng nhận định thị trường tiêu thụ đồ gỗ và đồ mỹ nghệ nước ta đang có rất nhiều tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành chế biến đồ gỗ. Đặc biệt là khi hiệp định TPP được ký kết, ngành chế biến gỗ sẽ được hưởng lợi đáng kể, do 40% thị trường xuất khẩu toàn cầu của nước ta là 11 nước trong TPP. Bên cạnh đó, gia nhập TPP đòi hỏi tiêu chuẩn lao động cần được nâng cao, điều này sẻ cải thiện năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) cho biết thêm Việt Nam cũng đã có một vị thế nhất định trên trường quốc tế. Đó là Việt Nam đứng vào hàng thứ 10 trong các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ chính trên thế giới trong năm 2013. Tính đến nay, sản phẩm nội thất Việt Nam đã có mặt ở 120 quốc gia, trong đó thị trường chính là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Song xét về giá trị cung ứng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chỉ đáp ứng 5.7 tỷ USD, ứng với 1.2% tổng tiêu thụ cả thế giới (năm 2013).

Ông Khanh cũng nhìn nhận ngành chế biến gỗ hiện đang có nhiều cơ hội hơn là thách thức. Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam là một trong số ít các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về sản phẩm gỗ và kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trong khi cầu thế giới đang suy giảm.

Một điểm sáng là trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam tăng 16% so với cùng kỳ năm 2013 trong khi Trung Quốc chỉ tăng 3%, thị phần của nước ta tại Mỹ cũng tăng từ 4.9% lên 5.7% dù Trung Quốc bị sụt giảm.

Mỹ Hà ghi

Các tin tức khác

>   Kiểm tra 2.000 DN có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn (07/08/2014)

>   Những con tàu tiền tỷ đang chết mòn của Vinashinlines (07/08/2014)

>   Triển khai gói tín dụng hỗ trợ ngư dân (07/08/2014)

>   Phó Chủ tịch Nutifood: Tiềm năng ngành sữa rất lớn (07/08/2014)

>   Cảng Đà Nẵng ùn tắc vì 658 container bị bỏ rơi (07/08/2014)

>   Từ 07/08, cảng Cát Lái giảm phí (07/08/2014)

>   Mặt bằng “níu” tiến độ metro số 1 (07/08/2014)

>   Thị trường thực phẩm, đồ uống: Sức hút khó cưỡng (07/08/2014)

>   3 nhóm doanh nghiệp sẽ bị kiểm tra thực tế 100% hàng xuất khẩu (07/08/2014)

>   Dệt may với ODM, OBM: Sẽ thoát cảnh đi lên bằng năng suất lao động (07/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật