Thứ Ba, 12/08/2014 22:51

Thép nội trước bài toán cạnh tranh với thép ngoại

Theo Tổng cục Thống kê, lượng sắt thép nhập khẩu trong tháng 7/2014 lên tới 800.000 tấn, trị giá 548 triệu USD, tăng 61,6% về lượng và 50,5% về giá trị so với tháng trước đó.

Trước tình hình này, Hiệp hội Thép Việt Nam xác định, đây đang là một bài toán khó đối với ngành thép trong nước, nhất là thời gian qua có khá nhiều yếu tố tác động khiến giá thành sản xuất thép tăng.

Tính chung 7 tháng đầu năm, lượng sắt thép nhập khẩu lên tới 5.837 nghìn tấn, trị giá 3.926 triệu USD, tăng 5,8% về lượng song lại giảm 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Lượng thép xây dựng nội chỉ tiêu thụ được 380.000 tấn, nhưng lượng sắt thép nhập khẩu lên tới 800.000 tấn.

Lượng thép xây dựng nội chỉ tiêu thụ được 380.000 tấn, trong khi lượng sắt thép nhập khẩu lên tới 800.000 tấn

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Nguyễn Văn Sưa, trong tháng 7, các DN thành viên của VSA chỉ sản xuất khoảng 400.000 tấn thép xây dựng, nhưng lượng thép tiêu thụ lên tới 380.000 tấn, tăng trên 1% so với tháng 6 (375.000 tấn), vì thế lượng tồn kho đã giảm hơn so với tháng trước.

Tuy nhiên ông Sưa cũng nhìn nhận, con số sản xuất 400.000 tấn vẫn chưa phát huy được hết công suất thiết kế. Nguyên nhân một phần do lượng thép tiêu thụ trong những tháng gần đây tăng không cao nên các DN vẫn tiếp tục tiết giảm sản xuất, tránh tồn kho cao.

Thêm nữa, nguyên nhân là lượng thép giá rẻ nhập khẩu tăng mạnh, đang cạnh tranh gay gắt với thép nội.

Bên cạnh đó, theo VSA, đối với giá bán thép, trong thời gian qua có nhiều yếu tố tác động như tăng giá điện, xăng dầu, vận tải… làm cho giá thành sản xuất tăng cao hơn. Tuy nhiên, ngành thép vẫn trong tình trạng “cung đang vượt cầu” nên giá thép bán ra tại phía Bắc vẫn giữ mức ổn định.

Tại thị trường phía Nam, cuối tháng 7, giá bán thép bình quân khoảng 1,3 triệu đồng/tấn, chưa bao gồm thuế VAT. Giá bán này tăng cao hơn phía Bắc khoảng 100.000 - 150.000 đồng/tấn.

Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, tiêu thụ thép xây dựng 6 tháng cuối năm chỉ tương đương so với 6 tháng đầu năm 2014. Như vậy, tính chung cả năm 2014, ngành thép có thể tăng trưởng khoảng 10%, trong đó thép xây dựng chỉ tăng khoảng từ 3% tới 5%. Đặc biệt, dẫn đầu thị trường thép và tôn mạ màu hay ống thép vẫn là thép Hòa Phát, tôn Hoa Sen.

Phương Linh

báo xây dựng

Các tin tức khác

>   Nhập khẩu sắt thép tăng về lượng nhưng giảm kim ngạch (01/08/2014)

>   Ngành thép: Nhiều sức ép tăng trưởng (26/07/2014)

>   Ống thép dẫn dầu của Việt Nam bị Canada kiện kép (23/07/2014)

>   VIS: Chi phí lãi vay giảm, lãi ròng quý 2 tăng 39% (22/07/2014)

>   Doanh nghiệp thép trở lại? (21/07/2014)

>   Bộ Thương mại Mỹ kết luận ống thép dẫn dầu Việt Nam bán phá giá (17/07/2014)

>   Bị siết xuất khẩu, DN ống thép quay về thị trường nội địa (14/07/2014)

>   Ngành thép khó giảm nhập siêu (13/07/2014)

>   Tiêu thụ thép giảm lại (10/07/2014)

>   Mỹ sắp áp thuế CBPG ống thép nhập từ VN (07/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật