Thứ Năm, 28/08/2014 14:09

Quan hệ Việt Nam - EU ngày càng được củng cố

Mối quan hệ đầu tư, thương mại giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) đang ngày càng trở nên khăng khít, hứa hẹn cơ hội đầu tư, kinh doanh rất lớn cho cộng đồng DN hai bên.

* EU muốn có hiệp ước thương mại tự do với Việt Nam

* EU tăng tài trợ ODA cho Việt Nam thêm 30% trong 5 năm tới

* Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU

Ngành Dệt may có nhiều cơ hội khi FTA giữa Việt Nam và EU được kí kết.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam và là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam. Năm 2013, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt khoảng 33,8 tỉ USD, tăng 16,11% so với năm 2012. Trong đó, XK sang EU đạt 24,4 tỉ USD và NK từ EU đạt 9,4 tỉ USD. Các nhóm hàng XK chủ lực của Việt Nam sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản. EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ.

Theo Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương

Ngày 25-8, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Manuel Barroso đã bắt đầu chuyến thăm chính thức tại Việt Nam. Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) với 28 nước thành viên và thúc đẩy tiến triển đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã được khởi động từ năm 2012. Đây là dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ Việt Nam - EU.

Theo ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam đang có những bước tiến thuận lợi và hy vọng sẽ được ký kết trong năm nay. Sau khi FTA giữa Việt Nam và EU được ký kết, ước tính GDP của Việt Nam có thể tăng hơn 15%, tiền lương thực tế của lao động có tay nghề cao có thể tăng khoảng 12%, tiền lương thực tế của lao động phổ thông có thể tăng khoảng 13% và giá trị XK có thể tăng lên gần 35%. Điều quan trọng là Việt Nam phải đảm bảo các DN trong nước có sức cạnh tranh không chỉ ở thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế.

Thực tế thời gian qua, Liên minh châu Âu là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 1.810 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 723 nghìn tỉ đồng (34,28 tỉ USD). Mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam ngày càng lớn mạnh, không chỉ về chính trị mà còn về phát triển và hội nhập kinh tế.

Niềm tin của các nhà đầu tư châu Âu về thị trường Việt Nam cũng ngày càng được củng cố. Điều này phản ánh qua Kết quả khảo sát chỉ số kinh doanh (BCI) của các DN châu Âu tại Việt Nam quý II-2014. Theo điều tra của EuroCham, Chỉ số BCI quý II-2014 đã trở về giai đoạn thịnh vượng của năm 2011, tăng từ 59 điểm quý I-2014 lên 66 điểm quý II. Mức tăng trưởng này càng thể hiện rõ sự cam kết của các DN châu Âu vào thị trường Việt Nam. "Chúng tôi cho rằng xu hướng khả quan của chỉ số BCI liên quan đến các đàm phán thương mại đang diễn ra như FTA châu Âu-Việt Nam và sự hình thành Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2015" - Eurocham nhấn mạnh trong kết quả khảo sát.

Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), EU thường xuyên duy trì là thị trường XK lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ) với kim ngạch XK 7 tháng năm 2014 lên tới 15,5 tỉ USD, tăng 13,4% so với cùng kì. Cơ cấu XNK giữa Việt Nam và EU mang tính bổ sung rất lớn thay cho tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Năm 2013, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt khoảng 33,8 tỉ USD, tăng 16,11% so với năm 2012.

Trên các diễn đàn về hợp tác Việt Nam-EU, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng: Về mặt kinh tế, EU là thị trường có vị trí hàng đầu, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU hỗ trợ nhau là chính. EU không phải là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam. Theo ông Trương Đình Tuyển, nếu không có những đánh giá chuyên sâu thì sẽ không thấy được những tác động to lớn của hợp tác Việt Nam-EU, bởi vì EU chính là thị trường XK lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, về khía cạnh pháp lý, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh một loạt các văn bản, sửa lại một số luật, các quy phạm pháp luật hình sự, hành chính và nhất là cải tiến môi trường đầu tư. Tất cả các thủ tục liên quan đến môi trường kinh doanh, Việt Nam phải phấn đấu cải thiện trong thời gian 2014-2015, nâng chỉ số lên mức trung bình của ASEAN 6, ít nhất là vượt qua ASEAN 4 (4 nước gồm: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia).

Tại Diễn đàn DN Việt Nam giữa kì 2014 tổ chức hồi tháng 6-2014, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch EuroCham cho rằng: Việt Nam đang bước vào một giai đoạn vô cùng quan trọng, bởi lẽ những thành tựu của các năm tới sẽ có ảnh hưởng đáng kể trong sự thành công lâu dài của Việt Nam. Với hy vọng Hiệp định FTA Việt Nam-EU sẽ đạt được kết quả như mong đợi, cộng đồng DN châu Âu mong muốn tiếp cận sâu rộng hơn vào thị trường Việt Nam với nhiều điều kiện ưu đãi hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Điều này sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển giao tri thức mà Việt Nam đang rất cần để thoát khỏi bẫy lao động giá rẻ...

Lương Bằng

hải quan

Các tin tức khác

>   Cấm nhập máy móc cũ: Doanh nghiệp FDI "dọa" bỏ đầu tư? (28/08/2014)

>   Nhiều loại hàng sẽ được miễn thuế trong khu kinh tế cửa khẩu (28/08/2014)

>   Đẩy nhanh tiến độ quyết toán dự án sử dụng vốn Nhà nước (28/08/2014)

>   Phụ phí... “trời ơi” (28/08/2014)

>   Hiểm họa khai thác khoáng sản: Hồ thải “treo” trên đầu dân (28/08/2014)

>   VN sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 7 thế giới (28/08/2014)

>   Không để công nghệ lạc hậu vào Việt Nam (28/08/2014)

>   "Đường bay vàng" có thật là vàng? (28/08/2014)

>   Đặt giá thấp, vẫn không trúng thầu bán gạo cho Philippines (27/08/2014)

>   Đề nghị dừng đầu tư nhà máy ximăng, nhiệt điện gần vịnh Hạ Long (27/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật